Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"
Đời sống - Ngày đăng : 07:23, 20/10/2017
Tuy nhiên, ở góc độ ứng phó, ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả lũ lụt là phần chủ động của con người. Điều đáng tiếc là đến nay chúng ta chưa làm được nhiều để đáp ứng yêu cầu quan trọng này, thậm chí một phần không nhỏ do chính con người gây ra vì đã tàn phá rừng.
Gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục đưa tin, nạn phá rừng xảy ra tại nhiều nơi, trong đó tập trung ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đơn cử, tỉnh Quảng Nam vừa mất hàng chục héc ta rừng phòng hộ đầu nguồn, tiếp đến là Bình Định, Phú Yên mỗi nơi cũng “đóng góp” từ hàng chục đến hàng trăm héc ta rừng bị tàn phá. Ai cũng biết trồng rừng thì lâu, mà phá thì rất nhanh; vì chút lợi trước mắt mà các đối tượng vi phạm đã phá rừng.
Nhưng, hệ lụy lớn nhất, đau xót nhất là khi mất rừng sẽ mất sức “đề kháng” để chống lũ lụt từ xa. Sự tan hoang, mất người, mất của đã xảy ra như sự tất yếu, là cái kết được báo trước. Dù nhận thức đã có, nhưng thực tế vẫn xảy ra theo chiều hướng ngược lại và người dân trở thành nạn nhân gánh chịu. Phải chăng, ở đây có sự yếu kém, quan liêu trong công tác điều hành, quản lý rừng, mà trước hết là cấp chính quyền địa phương, cũng như lực lượng kiểm lâm sở tại và các đơn vị hữu quan khác.
Rừng đã và đang bị tàn phá vì những mục tiêu khác nhau. Vấn đề đặt ra là phải sớm có biện pháp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả, nhất là trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan đến hoạt động bảo vệ rừng. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!