Thương mại di động bùng nổ

Tài chính - Ngày đăng : 07:03, 23/11/2017

Khi tỉ lệ người sử dụng điện thông minh (smartphone) và mạng xã hội ngày càng cao, thì sự dịch chuyển thói quen từ “desktop” sang “mobile” là một xu hướng tất yếu. Điều này ảnh hưởng đến hầu hết các ngành hàng, và dĩ nhiên, không thể không kể đến thương mại điện tử (TMĐT).

Ông Alexandre Dardy, CEO Lazada phát biểu tại họp báo khởi động chương trình “Cách mạng mua sắm”. 


Những con số biết "nói" về TMDĐ

Cách đây nhiều năm, khi “làn sóng” sử dụng smartphone “bùng nổ”, các chuyên gia kinh tế đã dự báo, smartphone sẽ là yếu tố then chốt giúp thay đổi thị trường TMĐT, thông qua TMDĐ. Và xu hướng này đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.

Hiện nay, theo nghiên cứu mới nhất của Nielsen, trung bình một người Việt Nam sở hữu 1,3 chiếc điện thoại, trong đó 70% là smartphone. Thực tế, tỉ lệ này còn cao hơn nếu tính riêng khu vực thành thị. Mặt khác, theo đo lường của Google, trung bình mỗi ngày, một người sẽ cầm và “lướt” điện thoại khoảng 150 lần, tức là hơn 10 lần mỗi giờ.

Trong khi đó, có đến 75% người dưới 35 tuổi sử dụng smartphone thay vì máy tính cho mọi mục đích: giải trí, tìm kiếm thông tin, kết nối mạng xã hội, mua sắm... Có thể nói, sự gia tăng tỷ lệ người dùng smartphone ở nước ta cùng với sự phát triển của Internet, mạng di động 3G, 4G là mảnh đất màu mỡ để TMDĐ bùng nổ.

Hệ thống cập nhật tình trạng đơn hàng cũng đuợc đầu tư để xử lý nhanh chóng hơn các đơn hàng.


Theo báo cáo “Chỉ số TMĐT Việt Nam 2017” do Hiệp hội TMĐT Việt Nam công bố, có hơn 49% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng trên di động và con số này được dự đoán sẽ còn tăng rất nhanh trong thời gian tới. Riêng với những trang TMĐT lớn như Lazada thì doanh thu từ việc bán hàng qua di động chiếm đến 50-60% doanh thu tổng. Do đó, dịch chuyển sang nền tảng di động là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp TMĐT.

Mặt khác, theo báo cáo mới nhất của Appota, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng quảng cáo trên di động nhanh nhất hiện nay (35%/năm) và tốc độ tăng trưởng TMĐT nhanh “vượt bậc” (22%/năm). Vì vậy, TMDĐ bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2018 là điều tất yếu.

Liệu TMDĐ sẽ làm nên “cú hích” mới trong thị trường TMĐT?

Lazada đã mở thêm 4 trung tâm xử lý, mở rộng hợp tác với nhiều đối tác giao nhận để đảm bảo các đơn hàng được vận chuyển đúng thời gian.


Nhiều doanh nghiệp TMĐT đã phát triển thêm phiên bản mobile web hoặc mobile app bên cạnh website chính thức để theo kịp xu hướng TMDĐ. Tuy nhiên, như vậy cũng chưa đủ. Thực tế, cần rất nhiều chiêu thức để khai thác tối đa tiềm năng mua sắm của khách hàng trên nền tảng di động như cách mà Lazada đang làm.

Từ tháng 6-2013, Lazada đã giới thiệu ứng dụng mua sắm Lazada cho nền tảng Android nhằm tiếp cận hàng triệu người dùng smartphone, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ ưa thích những trải nghiệm trực tuyến mới lạ. Doanh nghiệp này cũng đang dẫn đầu về lượt tải ứng dụng cài đặt trên điện thoại (50 triệu lượt).

Từ đó đến nay, Lazada luôn tăng cường quảng bá cũng như mang đến những ưu đãi cho khách hàng khi mua sắm trên app Lazada như: Voucher độc quyền trên app dành cho khách hàng mới, Flash sale độc quyền trên app 20h mỗi ngày… Lazada còn tăng cường tích hợp với các mạng xã hội có lượng người dùng khủng để tăng cường độ phủ sóng của TMDĐ, điển hình là việc hợp tác với Zalo (tháng 7-2017).

Theo đó, Lazada sẽ sử dụng Zalo để gửi tin nhắn, trao đổi với khách hàng và kiểm tra các thông tin liên quan. Khi này, người dùng sẽ được cập nhật nhanh chóng các thông báo xác nhận đơn hàng, tình trạng đơn hàng, tình trạng đổi trả, bảo hành sản phẩm, và các thông tin khuyến mãi, đồng thời có thể kiểm tra và lưu trữ tất cả thông tin mua sắm trong cùng một nơi mà không cần mở lại email hay tin nhắn, giúp tiết kiệm chi phí liên hệ hotline hoặc chi phí gửi tin nhắn xác nhận cho Lazada như trước.

Tính đến 2-2017, Zalo có 70 triệu người dùng, trong đó có hơn 55% người dùng thường xuyên mỗi tháng. Như vậy, với cách làm này, Lazada đang dần tiếp cận với lượng người dùng khổng lồ của Zalo nhằm thúc đẩy sự phát triển của TMDĐ.

Bên cạnh đó, trong đợt đầu tiên của Cách mạng mua sắm 2017, đã có hơn 16 triệu lượt truy cập trên website và app trong 3 ngày 9-11/11. Đáng lưu ý, hơn 70% lượng sản phẩm được đặt mua thành công từ thiết bị di động. Đây là minh chứng rõ rang nhất của sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng TMDĐ.

Có thể nói, TMDĐ là mảnh đất màu mỡ cần được các doanh nghiệp TMĐT khai phá thêm trong thời gian tới. Tuy nhiên, thiết nghĩ, các doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng để đưa ra những quảng cáo phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ, tránh “spam” khách hàng với những thông báo không phù hợp để tránh hiệu ứng ngược. 

Thu Hiền