Nhận diện xu hướng kiến trúc các công trình tôn giáo tín ngưỡng xây mới
Văn hóa - Ngày đăng : 13:39, 12/12/2017
Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích một số công trình tôn giáo tín ngưỡng xây mới được cho là thành công ở trong và ngoài nước, các chuyên gia cũng cần bày tỏ quan điểm về hình thức kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam xây mới hiện nay, đề ra giải pháp triển khai thực hiện định hướng kiến trúc công trình tôn giáo tín ngưỡng xây mới cho công tác quản lý, đào tạo, tuyên truyền ở Việt Nam.
Nêu ra hàng loạt câu hỏi và những vấn đề đặt ra cho hình thức kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng xây mới ở Việt Nam hiện nay, tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Tất Thắng - Trưởng phòng Quản lý Khoa học kỹ thuật và Thông tin Viện Kiến trúc quốc gia khẳng định: "Hình thức và nghệ thuật của kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành kho tàng của nền văn hóa nói chung và kiến trúc truyền thống Việt Nam nói riêng". Tuy nhiên, công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng cũng có tuổi đời, có "sinh, lão, bệnh, tử", xuống cấp bởi thời gian, bị hư hỏng do chiến tranh, thậm chí trở thành phế tích hoặc biến dạng do sự thiếu hiểu biết của con người. Do đó, việc trùng tu, tu bổ, cải tạo, phục chế, xây dựng mới một cách bài bản, khoa học là tất yếu nhằm bảo tồn, làm phong phú thêm kho tàng kiến trúc truyền thống của dân tộc.
Các tham luận "Kiến trúc và tôn giáo trong thời đại mới", "Tôn trọng tự nhiên cần được đề cao hơn nữa khi xây dựng mới các công trình tôn giáo tín ngưỡng", "Một số công trình tôn giáo tín ngưỡng xây mới ở Châu Á"... lần lượt được các phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Vũ Phương; thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Trung Hiếu; thạc sĩ, kiến trúc sư Đỗ Thị Thu Vân chia sẻ, tất cả đều có giá trị nhận diện xu hướng kiến trúc các công trình tôn giáo tín ngưỡng xây mới.