Những vùng đất làm thay đổi thế giới
Du lịch - Ngày đăng : 07:47, 13/08/2018
Ternate (Indonesia) - hòn đảo làm thay đổi khoa học vĩnh viễn: Trên hòn đảo Ternate bé nhỏ của Indonesia, nhà tự nhiên học Alfred Russel Wallace đã độc lập đề xuất thuyết tiến hóa nhờ sự chọn lọc tự nhiên sau hành trình khám phá ra quần đảo Malay vào nửa cuối thế kỷ 19. Qua đó, thuyết này thúc đẩy Charles Darwin công bố lý thuyết của chính ông. Ảnh: KPPN Ternate.
Cũng giống người hàng xóm Tidore, đảo Ternate có hình nón và khắp nơi trên đảo là núi lửa. Hòn đảo hẻo lánh sở hữu vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng với nước biển trong xanh, những cánh rừng bạt ngàn và hệ thống động, thực vật phong phú. Ảnh: Top Indonesia Holidays.
Quần đảo Galapagos (nam Thái Bình Dương) từng là phòng thí nghiệm "sống" cho thuyết tiến hóa của Darwin. Nơi đây nổi tiếng với các loài sinh vật kỳ dị trên Trái Đất.
Bern (Thụy Sĩ) - thành phố sở hữu chiếc đồng hồ làm thay đổi ý nghĩa về thời gian: Vào một buổi tối tháng 5-1905, Albert Einstein trở về nhà trên một chiếc xe điện. Khi xe đi qua tháp đồng hồ Zytglogge, ông đột nhiên tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu xe rời khỏi tháp với tốc độ ánh sáng. Ngồi trên xe, Einstein nhận ra chiếc đồng hồ của ông vẫn chạy. Nhưng nhìn về phía Zytglogge, thời gian dường như dừng lại. Ảnh: Bern.
Sáu tuần sau, Einstein hoàn thành một bài báo phác thảo về thuyết tương đối. Ngày nay, tháp đồng hồ Zytglogge đã trở thành một biểu tượng của thành phố. Đến với Bern, du khách có thể tận hưởng cảnh quan kiến trúc châu Âu cổ kính. Năm 1983, UNESCO ghi tên thành phố vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới. Ảnh: Getty.
Hiroshima (Nhật Bản) - thành phố đầu tiên chứng kiến sức mạnh của bom nguyên tử: Cứ đến ngày 6-8 hàng năm, người dân thành phố Hiroshima lại đổ về công viên Tưởng niệm Hòa bình để tưởng niệm những người đã khuất trong vụ thả bom nguyên tử xuống thành phố vào năm 1945. "Little boy" với sức mạnh của hơn 20.000 tấn TNT đã phá hủy 2/3 diện tích Hiroshima và trong chớp mắt giết 80.000 người, biến cả thành phố thành một biển chết. Ảnh: Getty.
Đứng dậy từ lớp tro tàn, Hiroshima ngày nay đã thay da, đổi thịt và trở thành một thành phố xinh đẹp. Tới đây, du khách có thể đến thăm những chứng tích còn sót lại của vụ ném bom thảm khốc, hoặc những đền đài cổ trong thành phố. Ảnh: Angeles Marin Cabello.
Peenemunde (Đức) - ngôi làng có thể thay đổi cục diện Thế chiến II: Peenemunde từng là một trong những điểm nghỉ hè yêu thích của hoàng tộc Phổ. Nhưng từ năm 1936, Phát xít Đức chiếm ngôi làng và biến nơi đây thành trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí hiện đại nhất thế giới. Đặc biệt, cuối Thế chiến II, Hitler dốc toàn lực vào chương trình sản xuất vũ khí với mong muốn xoay chuyển tình thế. Ảnh: Muzeum Powstania Warszawskiego.
Những bộ óc khoa học thiên tài đã cho phát triển và sản xuất tên lửa tầm xa tại đây. Mùa hè năm 1943, tình báo Anh nhận ra tầm quan trọng của làng Peenemunde và quyết định tiến hành chiến dịch Hydra để tiêu diệt mục tiêu này. Cuộc không kích không thành công nhưng đã làm trì hoãn quá trình sản xuất. Ảnh: Getty.