Người giữ hồn nghề làm mặt nạ giấy bồi ở phố cổ Hà Nội
Xã hội - Ngày đăng : 13:56, 12/09/2018
Mặt nạ giấy bồi là món đồ chơi từng rất được yêu thích, nhất là trong dịp Trung thu. Đến nay, món đồ chơi truyền thống này đã dần mai một do các loại đồ chơi hiện đại lấn át, chỉ còn một số người tìm mua.
Theo lời ông Hòa, để làm nên một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi thành công là cả một quá trình nghệ thuật, trải qua nhiều công đoạn công phu.
Trước tiên phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp trước được dán chồng lên lớp sau, kết dính bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi.
Mỗi lần tô màu chỉ được tô một màu, mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.
Mặt nạ giấy bồi được phủ bằng lớp sơn tổng hợp. Cách pha màu cũng đòi hỏi sự chính xác cao mới tạo được màu tươi và đẹp cho mặt nạ.
Mặt nạ giấy bồi sau khi hoàn thiện công đoạn thô phải được phơi nắng tự nhiên chứ không được dùng máy sấy, vì dùng máy sấy sẽ làm cong và biến dạng mặt nạ.
Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng ông Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30 đến 45 nghìn đồng/chiếc, tùy vào từng loại và kích cỡ, màu sắc.
Mặt nạ hình Tôn Ngộ Không được nhiều trẻ em yêu thích.
Hiện nay, nhiều chiếc mặt nạ làm nhái với chất lượng kém tràn ngập chợ buôn với giá rẻ. Buồn hơn là khi họ dùng chính sản phẩm làm giả nhưng lại bán ra với thương hiệu mặt nạ ông Hòa, bà Lan ở phố Hàng Than. Sản phẩm nhái (mặt nạ bên trái) so với sản phẩm do vợ chồng nghệ nhân làm ra hoàn toàn khác biệt.
Hơn 45 năm theo đuổi nghề làm mặt nạ, bà Lan mong nhiều người biết đến và tin dùng sản phẩm truyền thống để nghề luôn được giữ lửa.