“Quản” như thế nào?
Xe++ - Ngày đăng : 07:05, 06/11/2018
Ảnh: Internet |
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Facebook chưa công bố phạm vi bản quyền phát sóng cụ thể tại từng nước hoặc sẽ phát trên các hạ tầng truyền dẫn như thế nào. Không chỉ vậy, Amazon - nền tảng công nghệ thương mại điện tử đa quốc gia, cũng đã mua bản quyền phát sóng một số trận bóng đá Ngoại hạng Anh trong 3 mùa giải (2019-2022) để phát trên ứng dụng của mình.
Như vậy, bản quyền bóng đá giờ không còn là cuộc cạnh tranh giữa các nhà đài, các hãng truyền thông, mà có thêm sự “tham chiến” từ các nhà cung cấp nền tảng công nghệ, như mạng xã hội, thương mại điện tử... Có trong tay bản quyền các giải thể thao hấp dẫn, lại có sẵn nền tảng công nghệ (trong đó có chức năng phát trực tiếp - live) và khách hàng lên tới cả tỷ tài khoản (trên toàn cầu) nên việc họ phát sóng, sẽ đẩy các nhà đài vào thế khó khi hút các nguồn quảng cáo...
Nhưng, cũng từ câu chuyện khi các nhà cung cấp nền tảng công nghệ này nắm trong tay bản quyền truyền hình sẽ đặt ra các bài toán với cơ quan quản lý nhà nước. Trước tiên là câu hỏi, “quản” như thế nào? Và có “quản” được không? Đây là câu hỏi không dễ bởi trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, kéo theo sự ra đời của các nền tảng mới, các hình thức kinh doanh mới... mà để hiểu, cần phải có cách nhìn toàn diện.
Thực tế thì trong tháng 9 vừa qua, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPay TV) đã có kiến nghị gửi Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị Bộ cần có biện pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và công bằng cho các doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong nước. Trong đó, VNPay TV đề nghị không cấp phép cho Facebook phát sóng Giải Ngoại hạng Anh khi không bảo đảm yêu cầu về Luật Cạnh tranh và yêu cầu về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch và liên quan đến vấn đề an ninh thông tin nếu phát sóng trực tiếp vào Việt Nam... Tuy nhiên, đến nay chưa thấy Bộ hồi âm về vấn đề này!