Cách nhận biết đặc điểm của bao bì nhựa
Công nghệ - Ngày đăng : 06:48, 13/11/2018
Trên sản phẩm nhựa gia dụng như chai nước, đồ đựng thực phẩm thường có mã ký hiệu viết tắt cùng với số từ 1 đến 7. Theo đó, những mã ký hiệu số 2 HDPE (high-density polyethylene, tức polyethylene mật độ cao) và số 5 PP (polypropylene) là an toàn nhất. HDPE là loại nhựa cứng được sử dụng để sản xuất bình sữa, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa, có thể tái sử dụng.
Ngoài ra, loại nhựa đánh số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate), thường dùng đựng đồ uống, nhưng khi tái sử dụng, nếu đựng nước nóng quá 70 độ C thì chai PET bị biến dạng và phát sinh các chất có hại cho sức khỏe.
Số 3 là chất PVC, thường có trong áo mưa, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, chỉ sử dụng được đến độ nóng 81 độ C. Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi được dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.
Số 4 là LDPE - polyethylene mật độ thấp, dùng phổ biến để đóng gói mì ăn liền và thực phẩm khô. Sản phẩm chứa chất này nên tránh nhiệt độ cao và không nên làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng hóa chất.
Tương tự, số 6 là chất PS (polystiren), thường xuất hiện ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Những loại này khi dùng trong lò vi sóng và khi bị nóng sẽ giải phóng các chất hóa học.
Số 7 là nhựa PC (hoặc không có ký hiệu), được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai đựng chất lỏng, cốc dùng một lần. Vật dụng làm từ loại nhựa này không nên dùng đựng nước nóng.