Mẹ bầu đừng quên nhắc nhở quan trọng này
Sức khỏe - Ngày đăng : 09:30, 21/11/2018
Nếu không được kiểm soát tốt, ĐTĐTK có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và em bé, như: Băng huyết sau sinh, tăng tỉ lệ dị tật thai nhi, bé chào đời dễ suy hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành…
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng khi biết được những nguy cơ này. Chỉ cần mẹ bầu kiểm soát được chỉ số đường huyết ở mức ổn định thì cả mẹ và bé được khỏe mạnh suốt thai kỳ và sau đó.
Mẹ bầu cần hiểu đúng về ĐTĐTK
dù tỷ lệ mắc ĐTĐTK rất cao (trung bình cứ 5 thai phụ thì có 1 người mắc ĐTĐTK). ĐTĐTK nếu không được kiểm soát tốt có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Ở thai phụ, ĐTĐTK có thể tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, băng huyết sau sinh… Ở em bé, ĐTĐTK có thể dẫn đến thai chết lưu, gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng, có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay. Đây là những di chứng có thể ảnh hưởng suốt đời.
ĐTĐ trở nên phổ biến nhưng phần đông thai phụ và cộng đồng hiện nay vẫn chưa hiểu đúng mức về bệnh này. Có hai chiều hướng “phản ứng” thường gặp ở thai phụ khi được biết có nguy cơ mắc ĐTĐTK hoặc đang mắc ĐTĐTK. Phần lớn thai phụ mắc ĐTĐTK thường là xem nhẹ, cho rằng ĐTĐTK không có gì đáng ngại, sinh xong sẽ tự khỏi nên không cần để ý. Một số người thì lại lo lắng thái quá, kiêng khem đủ thứ hoặc nhịn ăn khiến cán cân dinh dưỡng bị lệch, cơ thể mệt mỏi và không cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Cả hai hướng “phản ứng” này trên thực tế đều chưa phù hợp.
Cần hiểu đúng rằng mắc ĐTĐ TK là nguy hiểm nhưng ĐTĐTK có thể phòng ngừa và kiểm soát để tránh các biến chứng gây ra những hậu quả trên. Tiến sĩ Low Yen Ling (Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu & Phát triển Dinh dưỡng Abbott châu Á - Thái Bình Dương) tại Hội thảo phổ biến Hướng dẫn Quốc gia về “Dự phòng và Kiểm soát ĐTĐTK” do Bộ Y tế và Abbott thực hiện đã nhấn mạnh: “Phần lớn thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ đều có thể kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất”.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận, 80% thai phụ mắc ĐTĐ TK có thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống tiết chế và tập thể dục.
Tiến sĩ Low Yen Ling, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu & Phát triển Dinh dưỡng Abbott châu Á Thái Bình Dương tại Hội thảo phổ biến Hướng dẫn Quốc gia về Dự phòng và Kiểm soát ĐTĐTK |
Những lưu ý quan trọng giúp mẹ bầu kiểm soát ĐTĐTK
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa thế giới (FIGO), có 2 hướng quan trọng để quản lý ĐTĐTK, bao gồm: Thay đổi lối sống, và Điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Bộ Y tế chưa chấp thuận sử dụng các thuốc viên để điều trị cho phụ nữ mang thai bị ĐTĐ. Nếu việc thay đổi lối sống không đủ để duy trì mức đường huyết thì mới phối hợp tiêm insulin.
Trong nội dung Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát ĐTĐTK vừa mới được Bộ Y tế giới thiệu cũng chú trọng đến việc hướng dẫn để Thay đổi lối sống bởi đây là liệu pháp đầu tiên, mang tính lâu dài, không gây tác dụng phụ, có thể được áp dụng với bất kỳ thai phụ nào, là liệu pháp tự nhiên và an toàn cho thai phụ. Thay đổi lối sống bao gồm 3 sự thay đổi chính: Dinh dưỡng liệu pháp, Hoạt động thể chất, Kiểm soát cân nặng. Trong đó, Dinh dưỡng liệu pháp là điều trị đầu tay ở mọi thai phụ mắc ĐTĐTK hoặc có nguy cơ mắc ĐTĐTK. Đây được xem là phương pháp can thiệp hợp lý nhất, an toàn và hữu ích với mọi thai phụ.
Về dinh dưỡng liệu pháp, để xây dựng được một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, vừa đảm bảo cho thai nhi tăng trưởng tốt vừa kiểm soát đường huyết giúp thai nhi khỏe mạnh, theo Tiến sĩ Low Yen Ling, thai phụ cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa cao. Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt và chia các bữa ăn trong ngày thành (5-6 bữa nhỏ) thay vì 2-3 bữa lớn. Đặc biệt, nên bổ sung thêm dinh dưỡng chuyên biệt cho ĐTĐ như sản phẩm Glucerna giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi đồng thời không làm tăng đường huyết.
Công thức dinh dưỡng chuyên biệt cho ĐTĐ được chứng minh lâm sàng trong việc hỗ trợ điều trị ĐTĐ và ĐTĐTK. Mẹ bầu có thể kết hợp 2 khẩu phần dinh dưỡng chuyên biệt vào chế độ ăn hàng ngày, như là bữa phụ hoặc một phần bữa chính.
Bên cạnh việc điều chỉnh dinh dưỡng, áp dụng công thức dinh dưỡng chuyên biệt vào chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng cần hình thành những thói quen như: Thường xuyên kiểm soát lượng đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết; khám định kỳ đầy đủ, trao đổi với bác sĩ về tình trạng ĐTĐTK và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ / nhân viên y tế; vận động nhẹ nhàng hàng ngày (đi bộ 15-30 phút/ngày, bơi lội, tập yoga các bài tập cho mẹ bầu…).
Lưu ý rằng việc kiểm soát lối sống, đặc biệt là kiểm soát dinh dưỡng này cần tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ kể cả sau khi sinh, nhằm đảm bảo mẹ tránh được nguy cơ ĐTĐTK diễn tiến thành ĐTĐ type 2 sau sinh.