5 lý do khiến công việc mơ ước không như là mơ
Sản phẩm dịch vụ - Ngày đăng : 12:02, 30/11/2018
Theo Trưởng phòng Nhân sự của CareerLink - một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về tuyển dụng và tìm kiếm việc làm, có thể bạn đang gặp phải 5 vấn đề sau.
Tìm kiếm thông tin việc làm uy tín tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh
1.Bạn đang “làm và sống” bằng giấc mơ của người khác
Không ít người chịu sự tác động của người thân, gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp và trong đó có cả bạn. Có thể ba hay mẹ của bạn đã ao ước một công việc nào đó, bạn đã nghe hơn 200 lần về lí do vì sao họ không đạt được và điều này thúc đẩy bạn hoàn thành niềm mong ước của họ. Nếu bạn đang theo đuổi giấc mơ của người khác, hãy xem xét những gì phù hợp với khả năng để tìm ra công việc phù hợp nhất. Bạn có đủ mạnh mẽ để theo đuổi ước mơ của riêng mình không?
2.Thực tế công việc không phải là những gì bạn mong đợi
Công việc không như mong đợi là tình trạng chung của rất nhiều người hiện nay, bởi thiếu sự tìm hiểu rõ ràng. Chẳng hạn, bạn yêu thích chụp ảnh và ước mơ trở thành một nhiếp ảnh gia, tuy nhiên, thực tế thì chụp ảnh chỉ chiếm 10% khối lượng công việc của bạn, bên cạnh đó là chỉnh sửa, thiết kế hình ảnh, tiếp xúc với khách hàng, thanh toán các hóa đơn và hàng triệu các công việc nhỏ khác. Chụp ảnh chỉ là một phần nhỏ và điều này khiến bạn nhận ra rằng, giấc mơ không phải là điều bạn vẫn nghĩ.
Khi thực tế công việc mơ ước không như tưởng tượng, bạn cần đánh giá lại: Đó có phải là điều bạn muốn làm không? Có cách nào chỉ làm điều bạn thực sự thích hay không? Tiếp tục với ví dụ nhiếp ảnh, nếu muốn trở thành một nhiếp ảnh gia, bạn cần tìm một vai trò, trong đó “chụp ảnh” là mô tả công việc chính.
3.Không được phép làm việc theo cách của riêng bạn
Không có gì bực bội hơn là nhận được công việc mơ ước và biết chính xác cách để thực hiện, nhưng phải bắt buộc làm điều đó theo một cách hoàn toàn khác. Làm thế nào để bạn xử lý trong trường hợp này? Bạn cần phải kết hợp một cách có kiểm soát các phương pháp của riêng mình và của cấp trên đưa ra. Bạn càng làm tốt và thành công thì khả năng người quản lý có thể cho phép bạn “linh động hơn” sẽ càng cao.
4.Bạn khao khát công việc nhưng không đủ khả năng
Ước mơ là một chuyện, nhưng khả năng thực tế lại là chuyện khác. Rất nhiều người thích viết lách, nhưng không phải ai cũng thành nhà văn; rất đông người thích làm lãnh đạo, nhưng không mấy ai có đủ tầm nhìn xa trông rộng.
Công việc mơ ước nên là một đích đến khả dĩ và trong tầm với chứ không phải là chuyện viển vông. Bên cạnh “lửa” khao khát thì bạn phải có đủ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn công việc. Ngoài ra, ước mơ có thể thay đổi theo thời gian, vì thế bạn nên cân nhắc các lựa chọn phù hợp hơn cho hiện tại. Trong tương lai, bạn có thể sẽ “thắp lại” đam mê ở một thời điểm thích hợp.
5.Hy sinh quá mức để có công việc mơ ước
Khi bạn từ bỏ quá nhiều để đạt được công việc mơ ước, nó có thể biến thành một cơn ác mộng thực sự, chẳng hạn khi bạn từ bỏ các giá trị đạo đức của mình để bất chấp làm những gì cấp trên cần nhằm có được một chức danh ưa thích.
Không có lối thoát dễ dàng trong tình huống này. Bạn cần phải đánh giá lại và cân nhắc xem sự bù đắp có đáng giá như những gì bạn mất đi hay không. Bạn sẽ hạnh phúc hay sự tiêu cực sẽ tiếp tục phát triển. Từ đó, sẽ chọn được hướng đi thích hợp nhất.
Như bạn có thể thấy, việc tìm kiếm, nhận và giữ được công việc trong mơ có thể có khăn hơn tưởng tượng. Nhưng nếu bạn thành thật với bản thân, thường xuyên đánh giá tình hình và nhận thức được những cơn ác mộng tiềm ẩn, bạn sẽ sống hạnh phúc và vui vẻ với giấc mơ thực sự của mình.