Cần "luật chơi" cho hệ sinh thái số
Công nghệ - Ngày đăng : 16:03, 05/12/2018
với chủ đề "Internet và Hệ sinh thái số Việt Nam".
Các đại biểu tham quan gian trưng bày giới thiệu các công nghệ mới. |
Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng, sự phát triển bùng nổ của công nghệ nói chung, internet nói riêng đã mang đến các mô hình kinh doanh mới, tuy nhiên, "cái chúng ta đang lúng túng chính là luật chơi” (là việc xây dựng chính sách-PV). Trong đó, vụ kiện giữa Vinasun và Grab là một minh chứng. Đó không chỉ đơn giản là sự “xung đột” giữa một doanh nghiệp taxi truyền thống với một hãng taxi công nghệ hoạt động xuyên biên giới, mà về bản chất, đó là sự va chạm của các mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ.
Cùng quan điểm này, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng Giám đốc VNG dẫn số liệu dự đoán cho biết, đến năm 2020, thế giới sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị kết nối IoT, tương đương với mỗi người trên trái đất sẽ sở hữu tới 6 thiết bị IoT khác nhau. Do vậy, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, các mô hình kinh doanh mới liên tục xuất hiện không chỉ tạo ra sức ép buộc doanh nghiệp phải đổi mới, mà tư duy quản lý, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý... cũng cần phải cập nhật, bắt kịp thực tế.
Vì vậy, để xây dựng một luật chơi công bằng và bình đẳng, với hiệu lực đủ mạnh để tất cả doanh nghiệp tuân thủ, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng nêu rõ, có hai yếu tố đóng vai trò chính cho việc xây dựng hệ sinh thái số là trí tuệ nhân tạo (AI) và Privacy (sự riêng biệt). Trong đó, AI là công nghệ, các doanh nghiệp buộc phải ứng dụng AI để tăng sức cạnh tranh, thay đổi sản phẩm của mình nhanh hơn nữa để thu hút khách hàng; Privacy lại liên quan đến con người và xã hội, đến chính sách. Các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại, phát triển không thể không quan tâm đến hai yếu tố này.
Còn ông Vũ Minh Trí cho rằng, các công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data) và học máy (machine learning) có tiềm năng ứng dụng gần như vô tận. Các công nghệ này sẽ được mở rộng ra những ngành nghề, thị trường thông minh, như bán lẻ thông minh, vận tải thông minh, y tế thông minh... Nếu Chính phủ xây dựng được các chính sách và cơ chế theo kịp xu thế và tạo được động lực cho các doanh nghiệp số Việt Nam phát triển, thì đó chính là cơ hội lớn. Nhưng ngược lại, độ trễ càng cao thì lại càng trở thành thách thức cho Hệ sinh thái số Việt Nam.
Ở góc độ khác, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội internet Việt Nam cho rằng, internet là một hạ tầng giữ vai trò quan trọng trong phát triển cơ hội của hệ sinh thái số để xây dựng một quốc gia số, nền kinh tế số.
Ngày Internet 2018 với chủ đề "Internet và Hệ sinh thái số Việt Nam" do Hiệp hội internet Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức. Ngoài phiên tọa đàm, Ngày Internet 2018 còn có hai phiên hội thảo chuyên đề: Phát triển hạ tầng, tài nguyên internet và vấn đề quyền riêng tư, bảo mật; chuyển đổi theo cloud (đám mây) và tương lai các hệ sinh thái số.