Windows XP đã chết
Xe++ - Ngày đăng : 20:18, 13/04/2019
Hệ điều hành Windows XP đã chết thực sự khi phiên bản cuối cùng được hỗ trợ sẽ kết thúc vòng đời của mình trong năm nay. Người dùng hệ điều hành này phải ngưng than thở ngay bây giờ và nhanh chóng chuyển sang Windows 10.
Microsoft đã khai tử Windows XP vào ngày 8-4-2014, nhưng những người dùng vẫn cố gắng “níu kéo” khi tiếp tục sử dụng Windows Embedded POS Ready 2009, hệ điều hành nhúng của XP mà Microsoft thiết kế để hoạt động trên máy chấm công, máy bán hàng hoặc máy công nghiệp.
Màn hình khởi động huyền thoại của Windows XP. Ảnh: IE. |
Được giới thiệu để thay thế Windows 2000 vào năm 2001, Windows XP nổi tiếng vì độ ổn định của mình. Thậm chí sau khi bị khai tử hồi 2014, XP vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trên các hệ thống bán hàng.
WannaCry và nỗi đau bảo mật
Tuy nhiên, hệ thống này đã gây ra nhiều bất tiện cho người dùng sau khi ngưng nhận hỗ trợ từ Microsoft. Việc lạm dụng XP đã dẫn đến một số vấn đề bảo mật nghiêm trọng bao gồm cuộc tấn công ransomware WannaCry. Sự cố này đã phá huỷ hệ thống thông tin của nhiều bộ máy hành chính cấp trung ương và địa phương trên thế giới, là những hệ thống vẫn sử dụng Windows XP làm hệ điều hành cho máy tính của mình.
Cuộc tấn công xảy ra vào tháng 5-2017, nhắm vào các máy tính chạy Windows XP với độ bảo mật yếu cũng như các hệ thống Windows hết hạn khác. WannaCry mã hoá những dữ liệu máy tính và yêu cầu con tin phải giao nộp tiền chuộc qua Bitcoin để lấy lại thông tin của mình. Dù đã ngưng hỗ trợ, Microsoft vẫn buộc phải tung một bản vá lỗi để ngăn chặn sự lan truyền của WannaCry.
Nạn nhân lớn nhất: Dịch vụ Y tế quốc gia Anh quốc
Mặc dù chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, WannaCry ước tính đã ảnh hưởng đến hơn 200.000 máy tính trên 150 quốc gia, với tổng thiệt hại từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đô la.
Sau một số cuộc điều ra, Hoa Kỳ cùng với Vương quốc Anh và Australia chính thức cáo buộc các điệp viên Triều Tiên là người đã phát tán ransomware nguy hại này. Trong khi Nga, Ukraine, Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc) là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề, Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) của Anh mới là nạn nhân đáng thương nhất của WannaCry.
Những báo cáo cho thấy hơn 70.000 thiết bị của NHS, bao gồm máy tính, máy MRI và tủ lạnh trữ máu có thể đã bị ảnh hưởng trong cuộc tấn công thông tin này.
Ngày 12-5, một số dịch vụ NHS đã buộc phải chuyển bệnh nhân đi nơi khác do ảnh hưởng của WannaCry. Một báo cáo khác hồi 2018 của Nghị viện cho thấy 200 bệnh viện thuộc NHS hoặc các tổ chức khác vẫn dễ có cơ hội bị tấn công dữ liệu lần nữa, thậm chí sau sự cố vừa xảy ra.
Những nhà phân tích bảo mật đã cảnh báo rằng một cuộc tấn công tương tự có thể xảy ra vào tháng 1-2020 khi bản cập nhật cuối cùng của Windows XP hến thời hạn hỗ trợ. Hệ điều hành này ước tính vẫn chiếm gần 40% thị trường Windows. Người dùng có hạn chót là tháng 7-2019 để tải về bản cập nhật này nhưng sẽ phải nghiêm túc thay đổi sang những phiên bản mới hơn nếu muốn đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân.
Windows XP từng là hệ điều hành gắn bó với thế hệ 8X, 9X tại Việt Nam, nhưng đến nay, hệ điều hành này đã không còn đủ sức hấp dẫn khi thiếu nghiêm trọng những tính năng bảo mật, nhiều ứng dụng ngưng hỗ trợ và không có các tính năng thông minh, tiện lợi mà người dùng đang cần.
Trang hỗ trợ của Microsoft hiện cung cấp hai tuỳ chọn cho người dùng XP. Bạn không cần nâng cấp PC. Nhưng nếu máy tính của bạn đã quá cũ đến mức không thể chạy Windows 10, thì đã đến lúc nghĩ đến việc mua một chiếc PC mới. Rất may mắn là giá PC đã giảm đáng kể trong 5 năm vừa qua.
Vì sao quân đội Mỹ vẫn dùng Windows XP? Mặc dù Windows XP đã cũ kỹ và không còn được hỗ trợ chính thức, việc nâng cấp hệ điều hành các máy tính quân sự có nhiều rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ bảo mật.