Đừng để “tiền mất tật mang”
Kinh tế - Ngày đăng : 07:39, 23/04/2019
Đáng nói là, các bộ phận bảo đảm an toàn và có tần suất hoạt động lớn như phanh, lốp, hệ thống truyền động, bugi,... bị làm giả khá nhiều, từ đó tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường cho người sử dụng phương tiện. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất chính hãng cũng bị thiệt hại không nhỏ cả về lợi nhuận và uy tín.
Mới đây, khi tuần tra trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), lực lượng chức năng đã phát hiện xe khách biển kiểm soát 34B-001.86 do tài xế Đỗ Quang Ngọc (trú tại phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) có 32 thùng carton chứa phụ tùng xe máy nhưng không xuất trình được giấy tờ về nguồn gốc của lô hàng...
Hơn nữa, với công nghệ phát triển, mức độ tinh vi ngày càng cao, để phân biệt hàng thật, hàng giả là một việc không đơn giản, nhất là đối với người tiêu dùng.
Để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh việc các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, đối tượng có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thì người tiêu dùng cũng cần có biện pháp bảo vệ chính mình. Khi phát hiện xe hỏng hóc cần mang đến các cửa hàng có uy tín để bảo dưỡng và thay phụ tùng chính hãng từ các đại lý được ủy quyền, không nên ham rẻ mà thay các thiết bị không rõ nguồn gốc, chất lượng kém nhằm tránh tình trạng "tiền mất tật mang".