Hội thảo “Chiến lược cải cách tư pháp trong Tòa án nhân dân đến năm 2030”
Đời sống - Ngày đăng : 06:29, 21/06/2019
Tại hội thảo, đáng chú ý là những ý kiến về xây dựng chế độ tư pháp công khai, minh bạch và tăng cường khả năng tiếp cận công lý cho người dân. Khi người dân tiếp cận đến Tòa án, điều đó cũng có nghĩa là người dân tìm đến công lý, tin tưởng vào công lý. Chế độ tư pháp phải là chế độ hành động, gắn với nhân dân, phục vụ nhân dân, bao gồm những thẩm phán tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ công lý. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng đã quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý…”.
Phát biểu tại hội thảo, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công cuộc cải cách tư pháp. Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước...
Kết quả thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trong hệ thống Tòa án đã có những bước phát triển mới, đạt được những thành tích quan trọng trong hoàn thiện thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng đội ngũ chức danh tư pháp; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Tòa án; hợp tác quốc tế; hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tòa án.