Bốn sai lầm nhà quản lý thường gặp khi đưa ra quyết định
Sản phẩm dịch vụ - Ngày đăng : 14:59, 19/11/2019
Căn cứ theo tính chất công việc mà những quyết định này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy trình chung của tập thể..., bạn không những cần giữ vững sự ổn định trong suốt quá trình điều hành doanh nghiệp, hay phòng, ban, mà còn cần là người đủ minh mẫn và sáng suốt khi đứng trước những quyết định quan trọng. Điều này không chỉ đẩy mạnh sự phát triển của công ty mà hơn hết còn tránh những sai sót có thể gặp phải ở thời điểm nhạy cảm khi đưa ra quyết định.
Dưới đây là 4 sai lầm nhà quản lý thường mắc phải khi đưa ra quyết định, hãy cùng tham khảo và phòng tránh.
Hạn chế do tầm nhìn
Đây là một trong những tình huống thường gặp khi bạn là người chịu trách nhiệm cho những dự án, kế hoạch mang tính dài hạn và cần phải đưa ra những quyết định nhằm bảo đảm tính hiệu quả đường dài của những dự án này. Sai lầm bạn có thể mắc phải đó chính là tầm nhìn ngắn hạn do chỉ để ý đến những dữ liệu, lợi ích ngắn hạn trước mắt mà bỏ qua chặng đường còn lại.
Điều này hay xảy ra khi những kế hoạch với cột mốc 10 năm, 20 năm nhưng bạn thay vì mở rộng suy nghĩ, nghiên cứu cho khoảng thời gian tương lai thì lại tự hạn chế tầm nhìn bản thân, chỉ chăm chăm vạch ra phương hướng cho vài năm đầu với suy nghĩ “đến đâu hay đến đó”.
Đây là yếu tố khiến cho việc ra quyết định thiếu chính xác, dễ gặp thất bại và là lí do khiến các ứng viên tìm việc tại Hà Nội hay các địa phương khác không mặn mà với việc trở thành nhân viên của bạn.
Nhầm lẫn vấn đề chính cần giải quyết
Đối với bất kỳ trục trặc, khó khăn nào gặp phải, bước đầu tiên và quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm đó chính là xác định chính xác vấn đề trọng tâm cần giải quyết sau đó mới đưa ra hướng khắc phục.
Thế nhưng trên thực tế, do áp lực từ nhiều yếu tố như thời gian, áp lực từ cổ đông, khách hàng…, nên người quản lý sẽ rơi vào trạng thái rối rắm dẫn tới tình trạng việc cần thì chưa giải quyết ngay, lại tập trung vào những vấn đề ít quan trọng hơn.
Từ đó, tình hình càng trở nên tệ hơn khi những sai lầm nối tiếp nhau, làm rối loạn cả một hệ thống và dù cho tốn rất nhiều tiền của, công sức nhưng vẫn chưa giải quyết ổn thỏa.
Quyết định dựa trên cảm xúc, thành kiến chủ quan
Sai lầm này hay gặp phải ở những vị lãnh đạo không làm chủ tốt cảm xúc, dễ cảm tính khi đưa ra quyết định. Do đặc thù về tính cách và suy nghĩ nên không ít lần bạn đã để cảm xúc lấn át trong thời khắc đưa ra quyết định quan trọng.
Ví dụ, bạn bổ nhiệm người này chỉ vì họ là đồng hương trong khi người kia mới thực sự xứng đáng bởi năng lực và bản lĩnh công việc. Hoặc những người quản lý có định kiến gia trưởng nên đã áp đặt suy nghĩ chủ quan vào trong những quyết định, hoặc vì “yêu thích” cá nhân mà dẫn đến tư duy sai lệch khi đưa ra những chính sách, quyết định không phù hợp với tính tập thể, tổ chức.
Không sử dụng hiệu quả kinh nghiệm trong quá khứ
Kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ vừa là cơ hội nhưng cũng là thử thách khi bạn không biết vận dụng sao cho đúng trong từng trường hợp nhất định.
Cụ thể, cùng một vấn đề đã từng gặp phải nhưng do sự khác biệt về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường doanh nghiệp cũng khác nhưng bạn lại chọn phương án xử lý giống hoàn toàn so với quyết định trong quá khứ hoặc ngược lại.
Đây là biểu hiện của sự thiếu tinh tế, nhạy cảm ở một nhà quản lý - người nên luôn có những đúc kết sắc sảo, thông minh trong từng bước đi. Không những phải tỉnh táo để phán đoán và phân tích tình huống mà bạn còn cần phải biết linh động đưa ra những định hướng quyết định vừa có tính kế thừa kinh nghiệm lại phù hợp với bối cảnh hiện thời.
Trên đây là 4 sai lầm nhà quản lý thường mắc phải khi đưa ra quyết định. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hạn chế và tránh được những sai lầm khi đưa ra quyết định trong tương lai.