6 cách để thúc đẩy tinh thần ham học hỏi trong doanh nghiệp
Sản phẩm dịch vụ - Ngày đăng : 11:02, 16/01/2020
Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, chỉ cần doanh nghiệp của bạn đứng yên đã đồng nghĩa với thụt lùi, thua kém so với đối thủ. Đó chính là lý do cần thiết đẩy tinh thần ham học hỏi trong doanh nghiệp. Dưới đây là 6 cách sau để cổ vũ văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp, bạn cùng tham khảo nhé.
Đưa văn hóa học tập trở thành chủ trương chung
Trước hết, muốn xây dựng một tập thể ham học hỏi cần có chủ trương chung của ban quản lý và tuyên truyền để mọi người thấy được lợi ích từ chủ trương đó. Ở đó mọi người đều được học, cần phải học và tự giác học thường xuyên.
Cần có điều đó bởi, trong bất cứ môi trường nào, sẽ có nhiều người ham thích học hỏi, không ngần ngại tham gia học tập khi có cơ hội, nhưng cũng có những người không muốn học và không có cả động lực để học. Nếu có chủ trương và cấp trên vừa là người khởi xướng vừa đi đầu trong phong trào học tập thì đó chính là nguồn sức mạnh lớn nhất trong cổ vũ văn hóa học tập.
Gợi ý lộ trình học tập cho cá nhân
Thời đại 4.0 đồng nghĩa với việc có rất nhiều phần mềm hỗ trợ, gợi ý và xây dựng lộ trình học tập cho từng cá nhân một cách phù hợp nhất. Để làm tốt điều đó cần một kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân, bản kế hoạch này sẽ mang đến lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động, trong đó tập trung vào những nhu cầu phát triển của nhân viên và những chương trình hỗ trợ cần thiết mà doanh nghiệp nên cung cấp giúp họ có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Lộ trình học tập là để cụ thể hóa những mục tiêu phát triển nghề nghiệp và phát triển cá nhân giúp nhân viên cải thiện thành tích và hiệu quả trong công việc hiện tại của họ, đem lại lợi ích lớn hơn cho cá nhân và doanh nghiệp. Làm được điều này, mỗi cá nhân sẽ tự nhận thấy được sự cần thiết cổ vũ bản thân mình trong việc tích cực học tập để nâng cao năng lực bản thân.
Học tập gắn liền với lợi ích
Công ty/doanh nghiệp nên để nhân viên tự đặt ra các mục tiêu có lợi cho sự phát triển nghề nghiệp của họ. Để đạt được điều đó, ngoài việc tạo môi trường học tập thuận lợi cần có thêm những lợi ích cụ thể, thiết thực. Để cổ vũ tinh thần ham học hỏi, cần có những khen thưởng xứng đáng, đôi khi nên khen thưởng cả quá trình thay vì chỉ là kết quả.
Tổ chức các khóa đào tạo, thi đua
Đây là hoạt động thường có ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay và là yếu tố hấp dẫn để các nhà tuyển dụng thu hút các ứng viên tài năng khi đăng tin tuyển dụng trên các trang web tìm kiếm việc làm như CareerLink hay các địa chỉ khác. Tổ chức các khóa đào tạo, các hoạt động thi đua chính là cách thức nên có để đẩy mạnh hoạt động học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp và cả sức cạnh tranh của mỗi thành viên. Đối với mỗi khóa đào tạo có thể tìm ra những thành viên ưu tú để khen thưởng, khích lệ tạo hiệu quả tuyên truyền, cổ vũ văn hóa học tập trong doanh nghiệp.
Tổ chức các hoạt động học tập nhóm
Việc tạo dựng các nhóm học tập và phát huy năng lực là điều nên làm. Xây dựng các mục tiêu có thử thách để các nhóm phải đổi mới và thu thập kỹ năng mới, tự học hỏi, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Song song với đó là khen thưởng và công nhận hiệu quả của nhóm thay vì với cá nhân... Đó cũng là một cách tích cực và hiệu quả, kéo gần nhân viên lại với nhau, tạo nên môi trường học tập tích cực, mọi người học hỏi được nhiều hơn khi có người khác hỗ trợ, đồng hành.
Khuyến khích nhân viên có những đề xuất, giải pháp dù nhỏ nhất
Một thực tế đáng chú ý là phần lớn các doanh nghiệp mặc nhiên cho rằng chỉ cần học các khóa huấn luyện kỹ năng là có thêm ngay năng lực. Tuy nhiên, theo mô hình 10:20:70 thì việc học trong các khóa đào tạo ngắn hạn chỉ hỗ trợ 10%. Chiếm 20% tiếp theo là những gì họ học được từ người khác thông qua thảo luận, hội nghị, hội thảo. Và chiếm đến 70% chính là những gì họ tự học được qua trải nghiệm làm việc của chính bản thân mình thông qua làm việc áp dụng vào thực thế, quản lý dự án hay quản lý nhóm, hướng dẫn cho người khác…
Để cổ vũ tinh thần ham học hỏi ở nhân viên và áp dụng những gì đã học vào thực tế, các công ty, doanh nghiệp nên khuyến khích họ mạnh dạn đưa ra những đề xuất, giải pháp được cho là hữu ích dù nhỏ nhất. Đó có thể là tiền đề cho những phát minh, sáng kiến, cải tiến vĩ đại làm thay đổi doanh nghiệp trong tương lai.