Phố Tôn Đức Thắng
Xã hội - Ngày đăng : 17:08, 20/02/2005
Ảnh: Lan Hương
Thời Pháp thuộc, mang tên là Xơ Ăngtoan (Rue Soeur Antoine). Sau 1945, ngắt thành hai đoạn: đoạn đầu là phố Hàng Bột, đoạn sau là Xơ Ăng toan (Soeur Antoine). Từ tháng 10-1954 đến 7-1988 gọi là Hàng Bột. Ở đoạn giữa của phố có Ô Chợ Dừa hay Ô Cầu Dừa, được là một cửa ô mở qua đường phía Nam của toà thành đất vòng giữa (La Thành). Phố này có một ngõ mang tên Hàng Bột cạnh nhà 38 rẽ sangđường 205, sau gọi là phố Phan Phu Tiên.
Phố Tôn Đức Thắng ngày nay được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn: Tả Biên, Giám Thục Miến, Hương Miến, Giao Trì, Huy Văn, Quan Thổ, Xã Đàn thuộc tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương và các thôn An Trạch, Thịnh Hào, thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Đến thời Minh Mạng, các thôn đều gọi theo"tên chữ" nên thôn Hàng Bộtđược tách thánh 2 thôn: "Tả biên giám Thục Miến" và "Hương Miến"(Miến là "Bột", Hương Miến là Bột Thơm).
Phố mang tên Tôn Đức Thắng(1888-1980), một vị lão thành cách mạng , một người lính đã kéo cờ hưởng ứng cuộc cách mạng Tháng 10 Nga trên tàu chiến Pháp, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Ông là người làng Mĩ Hoà Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ông đã học trường bách công, làm ở sở Ba Son, làm thuỷ thủ tàu biển Pháp. Năm 1919 ông bị trục xuất về Sài Gòn, trở lại Ba Son. Năm 1927, ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, ông bị bắt, bị đày ở Côn Đảo. Năm 1945, ông tham gia xứ uỷ Nam Kỳ. Năm 1946, ông ra Bắc làm Phó Hội trưởng Liên Việt. Năm 1951, ông vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 1955). Năm 1960, ông giữ chức Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ năm 1969 đến 1980 ông là Chủ tịch nước. Ông được giải thưởng Hoà bình quốc tế, Huân chương Sao Vàng, Huân chương Lênin. Ông mất ngày 30-3-1980.
Theo Từ điển Đường phố Hà Nội