6 dấu hiệu phỏng vấn thành công
Sản phẩm dịch vụ - Ngày đăng : 09:26, 05/06/2020
Dưới đây là 6 dấu hiệu phỏng vấn thành công, có nghĩa rằng bạn đã tạo được lòng tin của nhà tuyển dụng và sẵn sàng cho một khởi đầu tốt đẹp.
Bạn được phỏng vấn kỹ hơn
Thông thường, khi gặp gỡ ứng viên đạt chuẩn, nhà tuyển dụng có xu hướng kéo dài thời gian cuộc phỏng vấn với mục đích để tìm hiểu kỹ hơn về bạn. Điều này cho thấy, người phỏng vấn hứng thú và bị thu hút bởi bạn. Họ muốn dành nhiều thời gian hơn để tìm ra chính xác những ứng viên tiềm năng bao gồm tất cả yếu tố liên quan như: Năng lực, phẩm chất, văn hóa ứng xử và cả các yếu tố “ngoài lề” như ước mơ, sở thích và mục tiêu...
Nhà tuyển dụng chủ động chia sẻ
Một trong những câu hỏi phổ biến mà bạn sẽ gặp trong các cuộc phỏng vấn khi tìm việc làm ở Hà Nội 2020 hay ở bất cứ nơi đâu khác là “Bạn biết gì về công việc này/công ty/văn hóa làm việc… của chúng tôi?”.
Tuy nhiên, khi cảm thấy đã tìm được ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ chủ động chia sẻ nhiều hơn. Họ nói cụ thể về tính chất công việc, nội quy, văn hóa công ty, các yêu cầu thật sự chi tiết, khó khăn, thuận lợi… Điều này nhằm giúp bạn tự đánh giá lại khả năng và điều kiện xem có thật sự đáp ứng được khi nhận việc chính thức hay không để đỡ mất thời gian của cả hai bên.
Ngoài các dấu hiệu trên thì sau một buổi phỏng vấn thành công, nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên thời gian có thể nhận công việc và mức lương mong đợi…
Các tín hiệu từ ngôn ngữ cơ thể
Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ không bộc lộ thái độ rõ ràng trong khi tiếp xúc ứng viên. Họ đối xử lịch sự và nhã nhặn cùng với các nội dung trao đổi phổ biến.
Thông thường, chúng ta sẽ không thể biết được liệu họ có hài lòng và đánh giá mình cao hơn so với các ứng viên khác hay không. Tuy nhiên, nếu có đủ nhạy cảm và tinh tế, bạn có thể phần nào hiểu được thông qua ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn. Thái độ, cử chỉ và hành động của họ sẽ ngầm cho chúng ta hiểu được chỉ số hài lòng hoặc không.
Các biểu hiện như vui thích, hào hứng, tò mò hơn với các thông tin mà bạn đưa ra hoặc có ý muốn hiểu sâu hơn vấn đề bạn đưa ra… cũng là một dấu hiệu phỏng vấn thành công.
Giới thiệu bạn với một vài thành viên hoặc một đội nhóm của công ty
Nhà tuyển dụng sẽ không làm điều này với tất cả ứng viên mà chỉ chọn những người tiềm năng. Họ muốn tạo điều kiện để các bạn kết nối với nhau ngay lập tức nhằm giúp bạn hòa nhập dễ dàng hơn với các thành viên hiện tại. Ngoài ra, trong quá trình giới thiệu này, các nhân viên cũng có thể giúp họ nêu đánh giá khách quan về bạn xem liệu có phù hợp với nhóm hay không. Tất cả các dấu hiệu này cũng cho thấy bạn đã có một cuộc phỏng vấn thành công.
Nhận được một cuộc hẹn tiếp tục
Nếu bạn vừa trải qua một vòng sàng lọc ứng viên và bạn thuộc một trong số ít được nhận cuộc hẹn cho vòng trong thì bạn đã thành công bước đầu.
Kết thúc buổi phỏng vấn, thông thường nhà tuyển dụng sẽ thông báo cho bạn kết quả ngay nếu như bạn đạt yêu cầu. Ngược lại, nếu họ không đánh giá bạn tốt họ sẽ không đặt hẹn. Do đó, khi bạn được hẹn một cuộc gặp tiếp tục thì điều đó cũng có nghĩa là một cơ hội mới mở ra, là một dấu hiệu tốt. Hãy tận dụng điều này để chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc gặp tiếp theo.
Thư phản hồi
Một lá thư phản hồi từ nhà tuyển dụng sẽ là dấu hiệu phỏng vấn thành công một cách rõ ràng nhất. Thông thường, công ty sẽ gửi thư tương tác lại cho ứng viên mà họ cảm thấy phù hợp và muốn nhận. Mục đích là để thông báo cho ứng viên biết họ đánh giá về ứng viên như thế nào, cũng như gửi lời mời tham dự vòng tiếp theo (nếu có), hoặc xác nhận lại liệu ứng viên có muốn nhận công việc hay không, hoặc mời ứng viên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng vào làm việc… Nếu nhận được thư phản hồi tốt từ nhà tuyển dụng thì xin chúc mừng bạn đã có thêm cơ hội mới.
Nếu bạn sắp phải tham gia một cuộc phỏng vấn thì nên nắm rõ một số dấu hiệu phỏng vấn thành công trên để tìm câu trả lời cho mình. Học cách quan sát, nắm bắt và đánh giá đối phương cũng là một kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống. Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá ứng viên đơn thuần qua các tiêu chí như học vấn, kinh nghiệm và phong cách bên ngoài… mà còn ngầm để ý xem liệu ứng viên tiềm năng của họ có phải là người giỏi quan sát và hiểu ý người khác hay không. Để có được kết quả tốt, bạn cần chuẩn bị chu đáo và tự rèn luyện cho bản thân ngày càng hoàn thiện hơn để nắm bắt mọi cơ hội.