Thông cáo báo chí số 21 kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV

Chính trị - Ngày đăng : 19:25, 19/06/2020

(HNMO) - Thứ sáu, ngày 19-6-2020 là ngày làm việc cuối cùng của đợt 2, kỳ họp thứ chín, Quốc hội họp theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường.

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua 4 nghị quyết, cụ thể như sau:

- Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, kết quả biểu quyết:

+ Điều 3, quy định về quản lý thu ngân sách nhà nước: Có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,34%); trong đó, có 436 đại biểu tán thành (bằng 90,27%); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,21%); có 9 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,86%).

+ Điều 4, quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước: Có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,96%); trong đó, có 443 đại biểu tán thành (bằng 91,72%); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,41%); có 4 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,83%).

+ Về toàn bộ dự thảo Nghị quyết: Có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,96%); trong đó, có 442 đại biểu tán thành (bằng 91,51%); có 4 đại biểu không tán thành (bằng 0,83%); có 3 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,62%).

- Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, kết quả biểu quyết:

+ Điều 2, quy định về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Có 450 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,17%); trong đó, có 444 đại biểu tán thành (bằng 91,93%); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,41); có 4 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,83%).

+ Về toàn bộ dự thảo Nghị quyết: Có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,34%); trong đó, có 440 đại biểu tán thành (bằng 91,10%); có 4 đại biểu không tán thành (bằng 0,83%); có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,41%).

- Nghị quyết về việc chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần tại Nghị quyết số 52 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, kết quả biểu quyết: Có 458 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,82%); trong đó, có 443 đại biểu tán thành (bằng 91,72%); có 12 đại biểu không tán thành (bằng 2,48%); có 3 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,62%).

- Nghị quyết về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, kết quả biểu quyết: Có 456 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,41%); trong đó, có 456 đại biểu tán thành (bằng 94,41%).

Cũng trong buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. 

Tại phiên thảo luận đã có 17 đại biểu phát biểu ý kiến, 12 đại biểu phát biểu tranh luận. Các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về dự án Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng của dự án Luật. 

Sau thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, đa số ý kiến đại biểu nhất trí với việc ban hành Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng lực lượng bộ đội biên phòng ngày càng lớn mạnh, phù hợp với tình hình hiện nay. 

Tại phiên họp, các đại biểu đề nghị: Làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật nhằm phân định với các luật khác, đặc biệt là Luật Biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, có ý kiến đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm khái niệm biên phòng, nền biên phòng toàn dân; rà soát, chỉnh lý các quy định về: Chức năng, nhiệm vụ biên phòng; lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, công tác phối hợp giữa lực lượng biên phòng với các lực lượng khác như công an, hải quan, cảnh sát biển; hợp tác quốc tế về biên phòng; chế độ, chính sách về biên phòng nói chung và chế độ, chính sách cho lực lượng bộ đội biên phòng nói riêng; về trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác biên phòng…

Các ý kiến thảo luận của đại biểu sẽ được UBTVQH chỉ đạo Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Cơ quan trình dự án Luật và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét thông qua.

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường.

1. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nội dung sau:

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, kết quả biểu quyết:

+ Khoản 2 Điều 1 - Quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách: Có 454 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94%); trong đó, có 445 đại biểu tán thành (bằng 92,13%); có 5 đại biểu không tán thành (bằng 1,04%); có 4 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,83%);

+ Điểm C khoản 4 Điều 1 - Quy định về bộ máy giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội: Có 450 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,17%); trong đó, có 395 đại biểu tán thành (bằng 81,78%); có 47 đại biểu không tán thành (bằng 9,73%); có 8 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,66%);

+ Về toàn văn dự thảo Luật: Có 451 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,37%); trong đó, có 422 đại biểu tán thành (bằng 87,37%); có 19 đại biểu không tán thành (bằng 3,93%); có 10 đại biểu không biểu quyết (bằng 2,07%).

- Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, kết quả biểu quyết:

+ Điều 1 - Quy định về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng: Có 453 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,79%); trong đó, có 443 đại biểu tán thành (bằng 91,72%); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,41%); có 8 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,66%).

+ Điều 8 - Quy định về điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị: Có 451 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,37%); trong đó, có 435 đại biểu tán thành (bằng 90,06%); có 5 đại biểu không tán thành (bằng 1,04%); có 11 đại biểu không biểu quyết (bằng 2,28%).

+ Về toàn văn dự thảo Nghị quyết: có 451 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,37%); trong đó, có 445 đại biểu tán thành (bằng 92,13%); có 6 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,24%).

2. Quốc hội họp phiên bế mạc kỳ họp thứ chín. Tham dự phiên họp có đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phiên bế mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nội dung sau:

- Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, kết quả biểu quyết: Có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,58%); trong đó, có 452 đại biểu tán thành (bằng 93,58% tổng số đại biểu Quốc hội, bằng 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết).

- Nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, kết quả biểu quyết: Có 445 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,13%); trong đó, có 445 đại biểu tán thành (bằng 92,13% tổng số đại biểu Quốc hội, bằng 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết).

- Nghị quyết kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, kết quả biểu quyết: Có 444 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91,93%); trong đó, có 443 đại biểu tán thành (bằng 91,72%); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,21%).

Sau đó, Quốc hội đã nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc kỳ họp.

A.T