Những câu ca dao liên quan đến gà

Văn hóa - Ngày đăng : 10:06, 07/02/2005

(HNMĐT) - Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam không thiếu những câu ca dao, tục ngữ có nhắc đến mười hai con giáp. Đó là tý (chuột), sửu (trâu), dần (hổ), mão (mèo), thìn (rồng), tỵ (rắn), ngọ (ngựa), mùi (dê), thân (khỉ), dậu (gà), tuất (chó), hợi (lợn). Theo phép ẩn dụ, thường người ta mượn tên các con vật, dựa vào tâm tính từng con vật để nói bóng nói gió về nhân tình thế thái ở đời. Nhân xuân Ất Dậu, xin giới thiệu cùng bạn đọc những câu ca dao có liên quan đến con gà.

(HNMĐT) - Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam không thiếu những câu ca dao, tục ngữ có nhắc đến mười hai con giáp. Đó là tý (chuột), sửu (trâu), dần (hổ), mão (mèo), thìn (rồng), tỵ (rắn), ngọ (ngựa), mùi (dê), thân (khỉ), dậu (gà), tuất (chó), hợi (lợn). Theo phép ẩn dụ, thường người ta mượn tên các con vật, dựa vào tâm tính từng con vật để nói bóng nói gió về nhân tình thế thái ở đời. Nhân xuân Ất Dậu, xin giới thiệu cùng bạn đọc những câu ca dao có liên quan đến con gà.

Câu thứ nhất nhằm phê phán tâm lý nhỏ bé, quẩn quanh, chỉ biết xoay xở kiếm ăn trong ao tù nước đọng và cam chịu sống một cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt:

Gà què ăn quẩn cối xay

Hát đi hát lại tối ngày một câu.

Câu thứ hai nhắc nhở tình yêu thương những người gần gũi, ruột thịt, kiểu "Bầu ơi thương lấy bí cùng..." hay "Một giọt máu đào hơn ao nước lã":

Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Câu thứ ba nói đến cái duyên và ưu thế về vẻ đẹp trang điểm của người đàn bà không kể tuổi tác:

Gà già khéo ướp lại tơ

Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng.

Trong rất nhiều câu ca dao đọc được, tôi rất thích mấy câu dưới đây:

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng không ngồi

Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng

Tôi dám chắc đây là 4 câu lục bát rất sống động về hình ảnh lẫn âm thanh và giàu chất u-mua (hài hước). Về hình ảnh, có con gà, con lợn, con chó - ba con vật thuộc diện gia cầm, gia súc gắn bó bao đời với người nông dân nói riêng và nông thôn nói chung. Chúng càng trở nên thân thuộc với nhiều người khi xã hội ta, từ xa xưa và cho đến cảhôm nay, khi nước ta là một nước có nền kinh tế trong đó nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí đáng kể và quan trọng. Về âm thanh, ta như nghe tiếng kêu của chúng: Con gà thì cục tác, con lợn thì ủn ỉn, con chó thì hết khóc đứng lại khóc ngồi.

Bên cạnh chất hài hước còn có chất trào lộng, nói quá. Đây là nghệ thuật cơ bản của mấy câu lục bát này. Và tác giả dân gian cũng thật khéo khi gắn thịt gà với lá chanh, thịt lợn với củ hành, thịt chó với củ riềng (ở trong câu là đồng riềng, tức là một củ riềng phải mua mất một đồng bạc cũ). Bởi vì khi làm thịt những con vật trên, lá chanh, củ hành, củ riềng là gia vị căn bản.

Còn về sự lạc quan thì ông cha ta để lại hẳn một bài ca dao đặc sắc. Bài ca dao có một số câu đáng chú ý. Mấy câu đầu nói về thảm cảnh của một đàn gà con gặp bệnh tật, tai nạn. Trong đó có con gà bị quạ tha, có con gà bị diều môt, có con gà bị chết toi...nhưng cuối cùng thì mọi sự không hoàn toàn đi vào ngõ cụt. Mọi sự lại trở nên có hậu dù chỉ trong tâm tưởng.

Câu kết của bài ca dao biểu hiện rất rõ cái mầm sống vẫn còn le lói, hứa hẹn và nhuốm màu sắc đậm đặc của chủ nghĩa lạc quan vô bờ bến:

Còn da lông mọc

Còn chồi nảy cây.

Lam Điền

ANHTHU