Năm 2005, Hà Nội phấn đấu mức tăng trưởng GDP từ 10,5-11,5%
Chính trị - Ngày đăng : 07:47, 07/12/2004
Phó chủ tịch HĐND TP HN Ngô Thị Doãn Thanh. |
(HNMĐT)
- Đúng 8h sáng nay, 7-12, kỳ họp thứ 3 Hội đồng Nhân dân (HĐND) Thành phố Hà Nội khoá XIII chính thức khai mạc tại Thủ đô. Trong phiên họp đầu tiên, các đại biểu tập trung nghe các báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Thành phố về kinh tế xã hội, ngân sách năm 2004 cùng một số tờ trình liên quan đến kế hoạch sử dụng đất, khung giá đất, việc đặt và đổi tên một số công trình, đường phố, việc thực hiện pháp lệnh nghĩa vụ công ích...Sau Lễ chào cờ, đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh, Phó Chủ tịch HĐND TP HN đã giới thiệu đại biểu, trình bày nội dung của chương trình kỳ họp lần này. Theo đó tại kỳ họp lần này, các đại biểu sẽ nghe một số báo cáo để xem xét theo các văn bản quy phạm pháp luật mới như: Báo cáo tình hình triển khai các dự án nhóm A và các dự án trọng điểm thuộc ngân sách địa phương năm 2004, tờ trình về các dự án nhóm A sẽ triển khai trong năm 2005; Tờ trình về kế hoạch phân bổ biên chế của Thành phố năm 2005; Về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP và quận, huyện; Về việc quyết định số lượng và chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn cũng như Tờ trình về phí và lệ phí.
Chủ tịch HĐND TP Phùng Hữu Phú
Tiếp theo đồng chí Phùng Hữu Phú, UVTƯ Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP HN đã đọc bài phát biểu khai mạc. Bài phát biểu của Chủ tịch HĐND TP đã điểm lại hoạt động trong các Kỳ họp thứ 1 và Kỳ họp thứ 2 của HĐND Tp khoá XIII (sau cuộc bầu cử HĐND các cấp thắng lợi) với những thành tích đã đạt được như : Ổn định bộ máy Chính quyền thành phố nhiệm kỳ mới, đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm cho 6 tháng cuối năm 2004, tổ chức tốt kỷ niệm 50 ngày Giải phóng Thủ đô, bước đầu thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả với quy chế một cửa môi truờng xã hội được cải thiện, văn hoá – KHKT có bứớc phát triển rõ rệt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, vận tảihành khcáh công cộng tốt, đời sống của nhân dân được cải thiện an ninh chính trị của Thành phố được giữ vững, Bộ máy chính quyền các cấp được phân cấp mạnh…Bên cạnh đó, còn một số tồn tại cần khắc phụctrong xây dựng, quản lý đô thị, kiện toàn bộ máy cán bộ… Tại Kỳ họp này trên cơ sở xem xét các báo cáo củaUBND, HHĐND TP sẽ thảo luận và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2005,quiyết định một sóo vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền theo tờ trinhg của và UBND Tp.
Đồng chí Phó bí thư thường trực Thành uỷ khẳng định trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, HĐND, UBND Tp Khoá XIII đã hoạt động theo quy định của pháp luật và từng bước đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động với phương châm “Đổi rmới - Hiệu quả - Vì dân”.
Ông Vũ Văn Ninh
Sau lời khai mạc của Chủ tịch HĐND TP Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch thường trực Vũ Văn Ninh đã báo cáo với các đại biểu về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng năm 2004 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố năm 2005. Theo đó, trong năm 2004, kinh tế Thủ đô tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng cao, các thành phần kinh tế đều phát triển, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện. So với năm 2003, GDP Thành phố ước tăng 11,12%, trong đó GDP công nghiệp mở rộng tăng 13,01%, GDP dịch vụ tăng 10,48%. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của Thành phố đều đạt và vượt so với kế hoạch như: thu ngân sách tăng 8,5%, huy động vốn đầu tư xã hội tăng 12,2%, giá trị sản xuất dịch vụ tăng 11,8%, xuất khẩu tăng 19%... Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao ở tất cả các khu vực, các thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%, trong đó công nghiệp địa phương tăng 15,7%, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 15,7%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,4%.
Bên cạnh đó, công tác đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước của Thành phố cũng có tiến bộ, thể hiện qua 4 tổng công ty đã được thành lập và đi vào hoạt động. Cải cách hành chính tuy còn nhiều vướng mắc nhưng bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tốt trong hệ thống hành chính, quy chế 1 cửa đã phát huy hiệu quả, môi trường xã hội được cải thiện, kỷ cương, văn minh đô thị được duy trì.
Năm 2004 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn Thủ đô như các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô, Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu lần thứ 5... Thành phố đã đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội cho các hoạt động này, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, mở rộng cơ hội hợp tác phát triển kinh tế-xã hội cho Thủ đô và cả nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo của UBND TP cũng thẳng thắn thừa nhận kinh tế-xã hội Thủ đô còn một số hạn chế cần khắc phục như: chất lượng phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn một số mặt chưa cao, chưa khai thác tốt tiềm năng phát triển, kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với kế hoạch nhưng còn thấp so với cả nước, đầu tư xây dựng cơ bản còn phân tán, công tác xã hội hoá còn yếu, chậm, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh, công tác cải cách hành chính còn chưa đi sâu vào thực chất, một số tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp...
Những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2005: - Đảm bảo tăng trưởng GDP từ 10,5-11,5%; Thu ngân sách trên địa bàn tăng 17,7%; Huy động vốn đầu tư xã hội tăng 12,1%; Phấn đấu tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ từ 10-11%; Duy trì mức tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp khoảng 15-16% - Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn khoảng 28.400 tỷ đồng, trong đó thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tối thiểu là 1.500 tỷ đồng. - Triển khai nhanh các dự án lớn, quan trọng như dự án cầu Vĩnh Tuy, Nhật Tân, đường 5 kéo dài, các tuyến đường vành đai, tuyến xe điện thí điểm… - Mở rộng dịch vụ xã hội hoá dịch vụ vận tải hành khách công cộng để đáp ứng khoảng 25-27% nhu cầu đi lại của nhân dân. - Hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. - Giữ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,08%, khống chế tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 5%. - Xây mới thêm 1.400 chỗ cai nghiện ma túy tập trung, phấn đấu đến cuối năm 2005 có khoảng 8000 chỗ. - Duy trì chiếu sáng 95% các trục, tuyến phố, ngõ nội thành và thị trấn tại 7 quận nội thành cũ, nâng tỷ lệ này lên 70% tại các quận mới. - Tăng lượng nước sạch thêm 83.000m3/ngày đêm, giảm tỷ lệ thất thu, thất thóat nước sạch 4%. - Xây mới 1 triệu m2 nhà, quan tâm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức. - Giải quyết việc làm mới cho 80.000 lao động, trong đó trên 50% có việc làm ổn định. - Phổ cập trung học phổ thông và tương đương đạt 73-75% |
Ông Lê Quý Đôn |
Sau những báo cáo mang tính thường kỳ, các đại biểu đã nghe Phó Chủ tịch UBND TP Lê Quý Đôn, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng và Ủy viên UBND Cao Minh Châu trình bày nhiều tờ trình về các nội dung quan trọng để xin ý kiến HĐND, nổi bật là những vấn đề sau:
40km khu vực ngoài đê sông Hồng sẽ được quy hoạch phục vụ cho thoát lũ:
Thực trạng lấn chiếm lòng sông, bãi sông đổ phế thải, tự ý xây dựng ở bờ sông, bãi sông ngày càng gia tăng, phát triển dân cư tùy tiện… đã và đang làm giảm khả năng thoát lũ, tạo ra những hiểm họa từ sông Hồng đối với Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội bước đầu đã tổ chức việc triển khai nghiên cứu lập nhiệm vụ thiết kế quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, lập dự án tiền khả thi xây dựng kè cứng hóa bờ sông Hồng, lập đề án xây dựng thí điểm; đồng thời tập hợp các tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học, ý kiến chuyên gia... để thành lập tổ công tác nghiên cứu, hoàn chỉnh quy hoạch ngoài đê sông Hồng nhằm tăng cường thoát lũ, bảo đảm an toàn đê điều, tạo cảnh quan môi trường khu vực ngoài đê hai bên sông Hồng tại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch được xác định là khu vực ngoài đê sông Hồng đoạn qua Hà Nội với chiều dài khoảng 40km, chiều ngang chỗ rộng nhất (bãi Tầm Xá) khoảng 4km, chỗ hẹp nhất (cầu Chương Dương) khoảng 1,2km, bao gồm một phần diện tích các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì với tổng diện tích giữa hai tuyến đê (kể cả lòng sông) khoảng 10.500 ha, trong đó diện tích đất bãi khoảng 6.200 ha.
Ngoài số dân cư đã sinh sống từ lâu đời, mấy năm gần đây, dân số ngoài bãi sông Hồng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Hiện nay có khoảng 160.000 người, trong đó khoảng 20.000 người tạm trú, tăng 1,8 lần so với năm 1996 và 2,5 lần so với năm 1975. Hai bên bờ hữu ngạn sông Hồng thuộc các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và các huyện: Từ Liêm, Thanh Trì và khu tả ngạn sông Hồng với các huyện: Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên người dân tự ý xây dựng nhà cao tầng, lấn sát bờ sông ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ và an toàn đê điều, ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị.
Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật của khu vực dân cư ngoài đê sông Hồng xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ hệ thống thoát nước thải đều xả thẳng ra sông Hồng, không qua xử lý… Tình hình thoát lũ sông Hồng thường xuyên biến động làm cho nhiều vùng bãi sông không ổn định. Quá trình bồi lắng cùng với việc lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng lòng sông, bãi sông, xây dựng công trình ngoài đê không có quy hoạch làm giảm khả năng thoát lũ gây biến đổi dòng chảy và nâng cao mực nước lên 2cm mỗi năm.
Trong dự án nghiên cứu quy hoạch của UBND gồm có 4 mục tiêu, cụ thể là:
- Xác định tuyến thoát lũ, hành lang thoát lũ, ổn định dòng chảy, bảo đảm khả năng thoát lũ và an toàn cho đê điều.
Xây dựng kè cứng hóa hai bên sông Hồng nhằm ổn định bờ sông, chống lấn chiếm lòng sông
Xây dựng cải tạo hệ thống giao thông thủy, phục vụ vận tải hàng hóa hành khách và du lịch, quy hoạch các cảng, bến hành khách, hàng hóa và kho tàng, phát huy hiệu quả vận tải đường sông và du lịch.
Phân bổ lại dân cư, giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến thoát lũ, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc để đảm bảo môi trường sống hợp lý, sử dụng đất đai có hiệu quả tạo lập diện mạo đô thị gắn với cảnh quan, tăng cường xây dựng các công trình phục vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí. Những nguyên tắc xây dựng giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội: Về kế hoạch sử dụng đất, năm 2004, Thành phố đạt 61,8% với quy mô thực hiện là 2.092,3 ha, con số lớn gấp hai lần so với kết quả thực hiện năm 2003 (1.219 ha) và cũng là năm đạt chỉ tiêu về diện tích cao nhất từ trước đến nay. Trong đó một số hạng mục công trình phục vụ lợi ích công cộng và các công trình trọng điểm của Thành phố đạt chỉ tiêu cao như đất xây dựng 80,3%, đất giao thông 76%, đất trụ sở cơ quan 116,6%, đất dịch vụ thương mại 125,9%, đất xây dựng chợ 200%, trung tâm ytế 200%, các công trình xây dựng trường học, trạm bơm, nhà máy nước đều vượt chỉ tiêu kế hoạch… Theo Phó Chủ tịch UBND TP Lê Quý Đôn, nguyên nhân của tình trạng này là do công tác lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn phức tạp, Luật Đất đai 2003, Luật Xây dựng có hiệu lực dẫn đến một số chính sách tài chính quy trình thủ tục về sử dụng đất, đầu tư có nhiều thanh đổi khiến một số chủ đầu tư chững lại… Về kế hoạch sử dụng đất năm 2005, Thành phố đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt 2139 ha, cụ thể đất chuyên dùng 1819 ha, đất ở đô thị 265 ha và đất nông thôn 55 ha. Tuy nhiên, Thành phố đề nghị điều chỉnh con số này lên 2540 ha, trong đó đất nông thôn 55 ha, đô thị 803, đất để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật276 ha và đất chuyên dùng 1406 ha. Năm 2005, thành phố dự kiến tổ chức đấu giá quyền sử dụng 50 ha đất đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Để đạt được những mục tiêu trên, Thành phố sẽ ban hành các văn bản, quy định, hướng dẫn thực hiện toàn diện toàn diện luật đất đai với lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô, phân cấp cho UBND các quận, huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng cho một số công trình thuộc thẩm quyền đầu tư của quận trên cơ sở mục đích sử dụng đất đã được xác định, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, xây dựng một số khu đô thị tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp với đào tạo ngề, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm ổn định cuộc sống của người bị thu hồi đất. Bà Ngô Thị Thanh Hằng
Phó Chủ tịch Lê Quý Đôn cho rằng đây là một vấn đề rất phức tạp động chạm tới một loạt các vấn đề xã hội. Nghị định 188-CP của Chính phủ mới ban hành, nhưng lại phải công bố áp dụng ở Hà Nội vào tháng 1 năm 2005 dẫn tới công tác chuẩn bị rất gấp gáp, chắc chắn sẽ không tránh hỏi sơ xuất. Hiện ở Hà Nội có tới hàng trăm loại giá đất, nhưng thành phố cũng sẽ công bố trên cơ sở cấc nguyên tắc bám sát giá thị trường và đảm bảo lợi ích của người có đất. Năm 2005: Tổ chức đấu giá quyền sử dụng 50 ha đất đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
Đổi tên một số đường phố, công viên, công tr
ình công cộng:Tờ trình về việc đặt tên một số đường phố, công viên và các công trình công cộng trên địa bàn Thành phố trong năm nay đã đề nghị một số thay đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Do quy hoạch đô thị ngày càng phát triển, một số quận xin điều chỉnh độ dài của 3 phố là Đào Tấn, Giang Văn Minh (quận Ba Đình) và Nguyễn Tuân (Quận Thanh Xuân) để phù hợp thực tế và đảm bảo thuận lợi cho việc đánh tiếp số nhà được thuận chiều. * Phố Đào Tấn: cho đoạn từ Viện Vật lý (ngã tư Nguyễn Văn Ngọc – Đào Tấn) đến Bưởi mới được xây dựng hoàn thiện năm 2003 có chiều dài 700m, rộng 35m, nâng chiều dài của phố Đào Tấn lên 900m, đi từ đường Liễu Giai đến đường Bưởi. * Phố Giang Văn Minh: cho đoạn đường từ số nhà 126P Kim Mã đến số nhà 140A Đội Cấn dài 250m, nâng chiều dài của phố Giang Văn Minh lên 500m, rộng 10-25m, đi từ phố Giảng Võ qua phố Kim Mã. * Phố Nguyễn Tuân: cho đoạn đường từ cuối phố Nguyễn Tuân đến đường tạm gọi là đường Láng Hạ Thanh Xuân dài 300m. Như vậy, đường Nguyễn Tuân sẽ có tổng chiều dài 800m, đi từ đường Nguyễn Trãi cắt phố Nguyễn Huy Tưởng đến đường tạm. Phương án được đưa ra cho từng phố như sau:
Bên cạnh việc kéo dài một số tuyến phố, UBND TP cũng kiến nghị các đại biểu HĐND TP xem xét việc đặt tên Công viên Hồ Thành Công là Công viên I.Gandi để bày tỏ tình đoàn kết gắn bó giữa Việt Nam - Ân Độ. Công viên Hồ Thành Công có diện tích sân vườn 2,6 ha, diện tích mặt nước 6,1ha và việc đổi tên sẽ được xem xét sau khi hoàn thành việc dựng tượng tưởng niệm bà I.Gandi.
Vườn hoa I.Gandi đã được dựng tượng đài Lý Thái Tổ. Đề nghị đặt tên vườn hoa Lý Thái Tổ cho vườn hoa bên đường Lý Thái Tổ và Bờ Hồ Hoàn Kiếm để tôn vinh vị vua đã có công sáng lập kinh đô Thăng Long. Bà Cao Minh Châu Năm 2005, Thành phố sẽ có 531.401 người phải thực hiện nghĩa vụ công ích:
Theo bà Cao Minh Châu, Ủy viên UBND TP, năm 2004, tình hình thực hiện Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích có sự chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nét trong công tác điều hành và triển khai, tổ chức thực hiện. Kể từ đầu năm đến nay, toàn Thành phố đã huy động được hơn 2,257 triệu ngày công, hoàn thành đầu tư xây dựng 681/845 công trình, đạt 81% kế hoạch năm 2004 và dự kiến đến hết năm 2004 sẽ hoàn thành các công trình còn lại.
Năm tới, với 531.401 người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, Thành phố sẽ có 2.444.070 ngày công. UBND Thành phố đề nghị thực hiện mức thu với khu vực nội thành là 6.000 đồng/ngày công và khu vực ngoại thành là 4.000 đồng/ngày công. 100% nguồn lực từ nghĩa vụ lao động công ích sẽ do cấp quận, huyện, phường, xã điều hành. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết không dàn trải trong đầu tư
Cuối buổi làm việc sáng nay, Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng. Theo đồng chí, Kỳ họp thứ 3 này của HĐND TP HN là một kỳ họp có nhiều nội dung phong phú và rất quan trọng đối với Thủ đô. Kể từ kỳ họp thứ nhất đến nay, gần 8 tháng đã trôi qua, thời gian đó địa bàn Hà Nội đã diễn ra nhiều sự kiện thuận lợi. UBND, HĐND đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động và thực hiện có kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội của Thủ đô năm 2004.
Qua nghe báo cáo của UBND, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cơ bản tán thành và làm rõ thêm 1 số nét mới của kinh tế, xã hội Thủ đô, tập trung vào 6 điểm nổi bật: * Thứ nhất, Thành phố có nhiều hoạt động, sự kiện quan trọng diễn ra dồn dập nhưng TP đã giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các hoạt động lớn: bầu cử HĐND, ra đời 2 quận mới, hội nghị ASEM 5… * Thứ hai, giá cả trong nước tuy có tăng đột biến, khô hạn kéo dài, dịch cúm xảy ra nhiều nơi nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có bước tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt, một số chí tiêu tăng cao, đặc biệt là mức tăng GDP đạt 11,12%, cao nhất trong vòng 6 năm qua. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau nhiều năm khó khăn đã đạt hơn 1 tỷ USD. Huy động vốn đầu tư trong nước tăng. Các thành phần kinh tế đều phát triển khá nhanh, đặc biệt là kinh tế tư nhân với gần 25.000 doanh nghiệp mới được đăng ký tính đến thời điểm này. * Thứ ba, công tác xây dựng và quản lý đô thị, cải thiện môi trường xã hội của Thành phố tiếp tục có tiến bộ. Lần đầu tiên Hà Nội đã xây dựng được 1,4 triệu m2 nhà. Vận chuyển được 250 triệu lượt hành khách bằng xe buýt. Đã xây dựng được 65 tuyến phố văn minh, giải tỏa nhiều chợ tạm, bến xe cóc... * Thứ tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Không còn gia đình chính sách nào trong diện nghèo. Thành phố đã cơ bản xóa nghèo theo chuẩn cũ của cả nước. * Thứ năm, công tác cải cách hành chính, chống tiêu cực, tham nhũng đã được tập trung chỉ đạo, cơ chế 1 cửa bước đầu phát huy hiệu quả. * Thứ sáu, quan hệ đối ngoại tiếp tục mở rộng và bắt đầu đi vào chiều sâu, hợp tác bằng những chương trình kinh tế, văn hóa, có hiệu quả cụ thể. Hiện Hà Nội có khoảng 400 dự án đầu tư sang các vùng xung quanh.
Theo Bí thư Thành uỷ, nguyên nhân của những thành tựu đó là do Thành phố đã tiếp tục bám sát các chương trình đề án, chọn đúng khâu trọng tâm, trọng điểm để thực hiện; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, phối hợp với các ban, ngành cùng giải quyết theo tinh thần Hà Nội thực sự cầu thị; xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội…
Tuy vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận, mức tăng trưởng công nghiệp năm nay của Hà Nội nếu so với cả nước là thấp, công nghiệp Thủ đô chưa xác định được ngành mũi nhọn, các làng nghề chưa khai thác hết thế mạnh, quản lý đô thị, đất đai vẫn còn bất cập, đặc biệt là tiến độ triển khai một số công trình chậm, nhiều tồn đọng chưa được giải quyết như vấn đề ở các khu công nghiệp Sài Đồng, Nội Bài, các đường vành đai 1, 2, 3, nút Ngã Tư Sở… Những vấn đề về nước sạch, nước thải, cải cách hành chính cùng chống tham nhũng, lãng phí, giảm tai nạn và ùn tắc giao thông... vẫn còn nhiều khó khăn.
Những hạn chế này có cả yếu tố khách quan và chủ quan nhưng theo Bí thư Thành ủy, chủ yếu là do công tác lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo thực hiện. Tình trạng đầu tư của Hà Nội còn dàn trải, chưa huy động được các nguồn lực và sức mạnh trong dân, tình trạng thất thoát lãng phí cũng như một số hoạt động mang tính hình thức vẫn còn.
Xác định năm 2005 là năm cuối của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001-2005, với nhiều hoạt động lớn và ngày kỷ niệm lớn của đất nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đề nghị Thành phố cần phát huy mạnh hơn nữa các nguồn lực và khai thác các tiềm năng để phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, trọng tâm là hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh doanh và chất lượng phát triển. Muốn vậy, Thành phố phải rà soát lại các nhiệm vụ, chỉ tiêu, các công trình trọng điểm để có kế hoạch tập trung thực hiện, đồng thời lên kế hoạch cho các năm sau, xây dựng các danh mục công trình phải hoàn thành để tập trung đầu tư vốn, GPBM, bố trí tái định cư, bố trí cán bộ…; Kiên quyết khắc phục tình trạng cùng một lúc triển khai quá nhiều công trình, không khởi công khi chưa có đầu tư vốn, tránh tình trạng bổ sung, xin thêm vốn, công bố công khai các dự án sẽ triển khai trong năm tới để dân giám sát; Xây dựng nếp sống thanh lịch của người dân Thủ đô, thiết thực kỷ niệm 995 năm Thăng Long – Hà Nội; Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa thông qua phát huy sức mạnh tổng hợp của dân để chăm lo những vấn đề thiết thực cho dân; Thực hiện kiên quyết, đồng bộ và có hiệu quả cải cách hành chính, gắn với chống tham nhũng, sách nhiễu, đặc biệt coi trọng giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân, tạo điều kiện cho cán bộ làm việc nhưng nếu có tiêu cực phải xử lý nghiêm…
Chiều nay, các đại biểu sẽ tiếp tục nghe các tờ trình và báo cáo của các ban, ngành thuộc UBND TP.
Nhóm PV Thời sự - Chính trị HNMĐT