Triển khai thực hiện RCEP giai đoạn 2022-2026
Kinh tế - Ngày đăng : 06:50, 06/03/2022
Theo đó, 3 nhiệm vụ chính là xây dựng pháp luật, thể chế; tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả RCEP. Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực hiện RCEP; rà soát pháp luật trong nước trong quá trình triển khai RCEP nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của hiệp định. Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với các nước thành viên RCEP để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết...
Đối với tuyên truyền, phổ biến thông tin về RCEP, Bộ Công Thương chú trọng xây dựng các khóa tập huấn, đào tạo kiến thức, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu, phân tích tổng thể và chi tiết các cam kết của RCEP trong một số lĩnh vực, ngành hàng cụ thể; phân tích cơ hội tận dụng Hiệp định để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực; đẩy mạnh sử dụng môi trường kỹ thuật số hoặc đăng tải tài liệu trên các trang mạng điện tử.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả RCEP, Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng các phương án, đề án, chương trình hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.