10 tiêu chí lựa chọn giải pháp ERP phù hợp cho doanh nghiệp
Sản phẩm dịch vụ - Ngày đăng : 08:00, 13/06/2022
1. Năng lực của đơn vị cung cấp giải pháp
Nhà cung cấp giải pháp ERP sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình tư vấn quy trình, cung cấp nền tảng công nghệ, hỗ trợ triển khai và đào tạo.
Hãy lựa chọn một nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệm nhiều năm trong triển khai ERP. Họ có thể cung cấp những tư vấn hữu ích thay vì chỉ đơn giản là giới thiệu thông số kỹ thuật của sản phẩm.
2. Các chức năng phù hợp với mục tiêu quản lý của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực đều có một quy trình làm việc, đặc thù hoạt động khác nhau. Do đó, phần mềm ERP cần được thiết kế các chức năng hướng đến những yêu cầu cụ thể và thực tế làm việc của doanh nghiệp.
Điểm mấu chốt vẫn nằm ở yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, do đó, bước tập hợp và ghi nhận yêu cầu là rất quan trọng. Người đứng đầu doanh nghiệp cần tự đặt ra những câu hỏi chiến lược để chọn được hệ thống ERP phù hợp nhất. Doanh nghiệp mong đợi gì từ hệ thống ERP? Bạn mong muốn phòng, ban hoặc năng lực nào được cải thiện nhiều nhất?...
3. Đánh giá từ khách hàng đã sử dụng phần mềm
Việc tham vấn ý kiến từ những khách hàng đã sử dụng dịch vụ là một cách rất hiệu quả để xác định năng lực của nhà cung cấp giải pháp ERP. Những đánh giá từ chính khách hàng đã sử dụng có thể cung cấp cho doanh nghiệp thông tin giá trị nhất. Ví dụ: Hiệu quả ra sao? Mức độ hỗ trợ và đào tạo của nhà cung cấp giải pháp ERP...
4. Khả năng mở rộng
Khi quy mô và người dùng tăng lên, hệ thống ERP cũng cần phải mở rộng để có thể xử lý một khối lượng công việc lớn hơn. Lúc này, xây dựng một phần mềm mới hoàn toàn sẽ không phải lựa chọn tối ưu. Chính vì thế, doanh nghiệp thường phát triển thêm từ những module sẵn có. Trong nhiều trường hợp, việc mở rộng không có kế hoạch sẽ gây nên tình trạng “chắp vá” khiến cho cấu trúc nền tảng bị phá vỡ. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu về khả năng mở rộng trước khi triển khai phần mềm ERP.
5. Khả năng tích hợp với hệ thống hiện có hoặc hệ thống thứ 3
Một hệ thống ERP tốt còn thể hiện ở khả năng tích hợp những phần mềm sẵn có của doanh nghiệp ví dụ như phần mềm kho, bán hàng hoặc tích hợp với các phần cứng khác.
6. Phù hợp với quy định về kế toán của Việt Nam
Module kế toán tổng hợp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ERP do phải nhận rất nhiều dữ liệu từ các module khác và đặt các hạch toán tự động. Tuy nhiên, phần mềm ERP ngoại tuân thủ chế độ, quy định kế toán của nước ngoài, do đó, không tương thích như chế độ kế toán thuế, các quy định về kết chuyển, phân bổ chi phí… của Việt Nam. Để áp dụng, nhiều đơn vị phải mua thêm một phần mềm kế toán thực hiện báo cáo theo đúng quy định. Do đó, sẽ mất đi tính toàn vẹn, hoàn chỉnh của hệ thống ERP.
7. Dễ sử dụng
Một trong những yêu cầu tiên quyết của phần mềm ERP hiện nay là thiết kế thân thiện với người dùng.
8. Phù hợp với ngân sách
Chi phí triển khai phần mềm ERP cần phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khi triển khai dự án ERP, doanh nghiệp nên hiểu rõ những chi phí mà mình cần chi trả, bao gồm: Chi phí phần mềm, chi phí triển khai thực hiện, chi phí bảo trì hằng năm…
9 . Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ứng dụng ERP của doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai sẽ không tránh khỏi có nhiều vấn đề phát sinh như lỗi phần mềm, hiểu sai quy trình… Do đó, dịch vụ hỗ trợ online hay offline rất cần thiết.
10. Tăng ROI (tỷ suất hoàn vốn)
Mặc dù, tổng chi phí là tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm khi lựa chọn phần mềm ERP, thế nhưng tỷ suất hoàn vốn (ROI) là tiêu chí cần được chú trọng không kém. Dưới đây là một số câu hỏi doanh nghiệp nên cân nhắc khi đặt KPI về ROI của hệ thống ERP như:
● Hệ thống sẽ giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc như thế nào? Hệ thống sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng như thế nào?
● Hệ thống này sẽ cho phép chúng tôi tăng doanh số? Tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân khách hàng.
● Hệ thống ERP này sẽ cung cấp cho chúng tôi lợi thế chiến lược so với đối thủ cạnh tranh bằng cách nào?
Gợi ý giải pháp ERP phù hợp với doanh nghiệp
Một trong những nhà cung cấp giải pháp ERP tiêu biểu tại Việt Nam có thể kể đến là ITG Technology với phần mềm 3S ERP.
3S ERP hỗ trợ lãnh đạo trong việc hoạch định và điều hành toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp (hàng hóa - tài sản - tài chính - nhân sự) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ, chia sẻ thông tin một cách hiệu quả.
Điểm nổi bật của hệ thống 3S ERP là thiết kế chuyên sâu cho doanh nghiệp sản xuất và giải quyết các bài toán khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất đau đầu, đó là thiết lập thuật toán tự động “lập kế hoạch sản xuất”.
Không chỉ đóng vai trò là đơn vị phát triển phần mềm, ITG còn đồng hành cùng doanh nghiệp trong tư vấn chiến lược chuyển đổi số. Bên cạnh đó, ITG còn hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Intel, Advantech, Sato, Keyence… để mang đến những giải pháp phần cứng tốt nhất cho khách hàng.
Hơn 16 năm có mặt trên thị trường, ITG đã đồng hành triển khai hệ thống ERP cho các doanh nghiệp lớn trong nước như: Traphaco CNC, Goldsun, Nam Dược, Aristino, Ricco… cũng như nhiều doanh nghiệp FDI khác như: EBA, Meiko, Goshi Thăng Long, Eba, Sumitomo, Asahi Kasei...