Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của Nga giảm mạnh, thấp nhất hơn 20 năm
Thế giới - Ngày đăng : 21:20, 06/05/2023
Trong một cuộc họp về các vấn đề kinh tế ngày 11-4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, các xu hướng tích cực của nền kinh tế Nga đang được củng cố, kể từ đầu tháng 4, doanh số bán lẻ đã tăng gần 25%.
Phóng viên tại Mátxcơva cho biết, phát biểu tại cuộc họp được truyền hình trực tiếp này, Tổng thống Putin khẳng định, "kinh tế Nga tiếp tục phát triển tích cực trong khuôn khổ mô hình tăng trưởng mới".
Cụ thể, GDP tháng 4 của Nga sẽ tăng đáng kể trên thực tế. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, Chính phủ đã điều chỉnh dự báo phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cải thiện.
Tổng thống Putin lưu ý, vận chuyển bằng đường sắt đã tăng, khi trong tháng 4 đã tăng lên 3,6% từ mức khoảng 2% của tháng 3.
Chỉ số của Nhà quản trị Mua hàng (PMI) trong tháng 3 đạt 56,8 điểm.
Tổng thống Putin nhấn mạnh đây "là giá trị cao thứ ba trong lịch sử và trực tiếp nói lên sự lạc quan ngày càng tăng của doanh nghiệp trong nước".
Trong số các nền kinh tế lớn trong cùng giai đoạn, Trung Quốc ghi nhận hệ số nợ nước ngoài trên GDP trung bình ở mức thấp nhất là 13,7%, giảm từ mức 15,4% xuống còn 13,7%. Hệ số này của Ấn Độ là 19,1%.
Tính đến hết năm 2022, các nước châu Âu có hệ số nợ không bền vững nhất.
Đứng đầu danh sách 10 nước có nợ nước ngoài trên GDP cao nhất có Hà Lan (380,5%), Anh (287%) và Thụy Sĩ (280,5%), tiếp đó là Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, Na Uy và Italia, đều trên 130%.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP tăng ở 5/25 quốc gia mà mạnh nhất là Nhật Bản, tăng 10% lên mức 104%.
Về giá trị tuyệt đối, 7 quốc gia đã tăng nợ nước ngoài là Na Uy, Mỹ và Hàn Quốc - tăng 5%, Thổ Nhĩ Kỳ - 4,5%, Argentina - 3%, Brazil - 2% và Ba Lan - 1%.
Trước đó, tin cho biết nguy cơ vỡ nợ kéo dài ở Mỹ có thể khiến GDP nước này giảm 6,1% và khiến cho 8,3 triệu việc làm bị mất đi.