Ấn Độ tưởng nhớ Indira Gandhi!
Thế giới - Ngày đăng : 09:35, 06/11/2004
Khi thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, ông Jawaharlal Nehru, qua đời vào năm 1964, bà Indira, con gái của ông, đã không được mọi người tín nhiệm lên kế nhiệm thay người cha quá cố của mình. Tuy nhiên, hai năm sau, khi Thủ tướng Lal Bahabur Shatri đột ngột qua đời, bà đã là người được chọn để thay thế vị trí quyền năng và quang vinh đó.
Ban đầu những thành phần đối lập đã phản đối bà một cách bỉ ổi nhưng cùng với năng lực và quyết tâm của mình, Gandhi đã làm nhiều người sửng sốt với quyền lực của mình và bà lên lãnh đạo đất nước Ấn Độ từ năm 1966-1977 và nhiệm kỳ hai từ năm 1980-1984. Một nhà phân tích chính trị, đồng thời là một nhà văn, Praful Bidwai cho biết "Gandhi là người trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, ngay từ cuối những năm 1960, bà bắt đầu làm đại diện cho dân chúng theo khuynh hướng cánh tả, chính qua đây bà đã mở đường cho một giai đoạn loại bỏ nghèo đói.
Tuy nhiên, tiếp sau đó lại là một giai đoạn khủng khiếp đối với bà khi nhiều người nghi ngờ về việc áp dụng tình trạng khẩn cấp trên đất nước Ấn Độ". Là người hoàn toàn có khuuynh hướng chủ nghĩa xã hội, Gandhi đã khước từ những khoản tiền riêng như các khoản trợ cấp cá nhân mà trước đây theo thông lệ là những khoản thanh toán thường dùng cho hoàng tử ngày xưa của Ấn Độ vì những khoản chi phí này không phù hợp với thời đại hiện nay.
Sau khi tái đắc cử vào năm 1971, Gandhi đã làm chấn động cả thế giới qua một bài phát biểu về tình trạng khẩn cấp vào giữa những năm 1970 và bằng ngôn ngữ của chính mình, bà đã làm cho nền dân chủ ngưng lại hẳn. Những ai phản đối đã bị bỏ tù và giới báo chí ngôn luận phải im lặng. Madhumita Roy, một giáo sư về khoa học chính trị tại trường Đại học Delhi cho biết: "Lực lượng của Gandhi không những liên tục được sử dụng trong suốt thời gian khẩn cấp mà sau đó còn dập tắt được lực lượng nổi dậy ly khai Sikh ở Punjab". Tuy nhiên đến năm 1977, do đánh giá sai lầm về những người ủng hộ chính sách của bà, Gandhi một lần nữa tham gia ứng cử nhưng lần này bà đã thất bại. Mãi cho đến năm 1980, ba năm sau đó, bà mới tái đắc cử và bà cũng chứng tỏ được mình là người không chuyên quyền và độc đoán như bị đối thủ đánh giá.
Mặc dù có tình trạng khẩn cấp nhưng Gandhi vẫn thực sự là người được nhiều người ủng hộ và người dân vẫn nhắc đến bà là một nhà lãnh đạo quyết đoán và tâm huyết, cống hiến sự nghiệp của mình cho phúc lợi của nhân dân theo con đường của riêng bà" Roy nói thêm. Bà mở một "cuộc cách mạng xanh" vào giữa năm 1967 và 1978 và đã nhận được sự tín nhiệm của người dân trong việc đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết bằng cách sử dụng những hạt giống có khả năng chống lại côn trùng phá hoại. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học lập luận rằng trong khi ngành nông nghiệp được bảo vệ như vậy nhưng gần như tất cả các ngành khác, bà Gandhi vẫn chưa thể đảm bảo được như việc quốc hữu hoá các ngân hàng, tăng việc kiểm soát nhập khẩu và tăng thêm nhiều rào cản thương mại. Trả lời phỏng vấn tờ tạp chí Outlook, Rakesh Mohan, Phó Thống đốc của Ngân hàng Dự trữ của Ấn Độ cho biết "Bi kịch của ấn Độ không phải là việc chúng tôi chấp nhận những xu hướng chống xuất khẩu vào những năm 1950 như các nước thuộc đia đang phát triển đã làm mà chính là việc chúng tôi đã không thay đổi vào những năm 1960 khi mà thương mại thế giới đang tăng lên một cách nhanh chóng".
Gandhi điều khiển một nền kinh tế đóng cửa và nghèo đói, tăng trưởng thấp kéo dài hàng chục năm và giai đoạn này chỉ kết thúc sau khi Ấn Độ đưa ra những cải cách về việc chuyển đổi sang thị trường mở vào năm 1991. Nền kinh tế của Ấn Độ đã tăng trưởng khoảng 8.2% vào cuối năm tài chính đó, một trong những mức tăng cao nhất của thế giới. Tuy nhiên, bà đã tạo được những cơ sở nền tảng và giúp Ấn Độ trở thảnh một trong ba nước đứng đầu về số lượng các nhà khoa học và nguồn nhân lực về kỹ thuật, cho phép nước này trở thành nguồn lợi khai thác chính khi các tập đoàn Phương Tây lớn muốn sử dụng các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài. Bidwai nói thêm "Rất nhiều người đã ngưỡng mộ bà trước những chính sách đối ngoại táo bạo và vị trị đối lập với cường quốc Hoa Kỳ cũng như các nước siêu cường bá chủ toàn cầu khác". Vào cuối năm 1971, Gandhi ủng hộ về mặt quân sự với nỗ lực giúp Đông Bengal rút quân thành công ra khỏi nước láng giềng Pakixtan có sự hậu thuẫn của Mỹ.
Sau khi tấn công miền đông Pakixtan, quân đội Ấn Độ hầu như gần chiếm lĩnh được miền Tây Pakixtan đã khiến Mỹ càng thêm tức giận. Tuy nhiên cuối cùng Ấn Độ cũng rút quân khỏi miền Tây Pakixtan nhưng một đất nước Bangladesh độc lập đã hình thành ở miền Đông. Một làn sóng tự hào dân tộc đã làm nhiều người ngưỡng mộ bà. Trong buổi thăm dò dư luận quần chúng của Viện Ga-lớp (Mỹ) đã trao tặng bà danh hiệu Người được ngưỡng mộ nhất thế giới. Major Dalbir Singh, một thành viên của Uỷ ban đảng quốc hội cho biết "Do tôi rất ấn tượng trước tính nhất quán, kiên cường của bà cùng với lòng dũng cảm khi lãnh đạo đất nước Ấn Độ trong suốt cuộc chiến tranh năm 1971 nên tôi đã dời quân đội để làm việc trong Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Bà Gandhi" "Chúng tôi sẽ nhớ đến bà vào những người chủ nhật khi chúng tôi đi cầu nguyện. Thật khó có thể quên được bà khi bà chính là người đã thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta". Vào ngày 31/10/1984, Gandhi đã bị ám sát bằng súng bởi chính hai cận vệ của mình, người Sikh, bốn tháng sau khi bà yêu cầu đưa quân lính tới Điện Vàng ở Punjab để buộc dân quân Sikh ra khỏi vùng lãnh thổ Ấn Độ để giành lại độc lập dân tộc. Cái chết bi thương của bà đã khơi nguỗn cho một cuộc chiến đẫm máu làm ít nhất 3000 người Sikh thiệt mạng.
Con trai của bà Rajiv, trở thành Thủ tướng, đã thừa hưởng tất cả những gì tốt đẹp còn lại trong triều đại của Nehru và Gandhi, nhưng ông cũng bị ám sát trong một cuộc vận động tranh cử do một cuộc nổ bom tự sát của lực lượng những con Hổ giải phóng Tamil, Sri Lanka, vào năm 1991 để trả thù cho một nhóm quân sự khác. Phu nhân của Rajiv, bà Sonia cùng các con trong gia đình hiện đang gánh vác trách nhiệm của một triều đại chính trị lớn nhất Ấn Độ mà các thế hệ của gia đình Nehru để lại.
Mai Hương