Cận cảnh bên trong đường hầm "khủng" nhất thế giới

Thế giới - Ngày đăng : 08:45, 02/06/2016

(HNMO)- Đường hầm xe lửa dài nhất và sâu nhất thế giới, nằm trong lòng dãy núi Alps ở Thụy Sĩ, được khánh thành hôm qua, 1/6. Đây được xem là một trong những kỳ công vĩ đại nhất của thế kỷ 21.

Ý tưởng về một đường hầm xuyên dãy Alps đã được Kỹ sư người Thụy Sĩ Carl Eduard Gruner đưa ra từ năm 1947 trong một bản vẽ kỹ thuật được ông đặt tên là “Hành trình xuyên qua đường hầm Gotthard Base Tunnel vào năm 2000”.

Nhưng phải đến tận cuối thế kỷ 20 ý tưởng mới đi vào hiện thực, và đường hầm này được 2.400 công nhân xây dựng suốt 17 năm qua.

Dự án này gồm có ba đường hầm: Đường hầm thứ nhất đã được khánh thành năm 2007, đường hầm GBT được trông mong nhiều nhất, và một đường hầm thứ ba theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2020.

Mỗi đường hầm dài 57km. Ở điểm sâu nhất, đường hầm cách mặt đất 2,3 km, nơi nhiệt độ lên đến 46 độ C.

Đầu phía bắc đường hầm là ở Rotterdam, Hà Lan và kết thúc đầu phía nam tại Genoa, Italy.

Đường hầm được thiết kế dạng ống tròn với đường kính khoảng 10 mét.

Thiết bị khổng lồ khoan núi dài 410 mét đã khoan đào ra 28 triệu tấn đất đá. Các kỹ sư đã đào và phá nổ tổng cộng 73 loại đá khác nhau, trong đó có một số cứng như đá granite.

Trong quá trình thi công, các công nhân đo đạc tỉ mỉ từng chi tiết...

Đã có 9 công nhân không may thiệt mạng trong quá trình thi công đường hầm này.

... theo dõi từng thông số nhỏ...

Theo nhà chức trách Thuỵ Sỹ, đến tháng 12 tới, tuyến đường mới được khai thác đầy đủ. Hành khách đi từ TP Zurich, Thụy Sĩ tới Milan, Italy sẽ tiết kiệm được 1 giờ, còn 2 giờ 40 phút.

Tàu hỏa chạy với vận tốc lên tới 200km/h. Ước tính số hành khách sử dụng đường hầm này sẽ tăng từ mức 9.000 lượt người/ngày lên khoảng 15.000 lượt trước năm 2020.

Tuấn Kiệt