Liệt toàn thân sẽ hoạt động nhờ công nghệ y học không dây
Công nghệ - Ngày đăng : 19:18, 17/04/2016
Theo đó, những người liệt từ cổ trở xuống sẽ sớm có thể di chuyển cánh tay robot bằng suy nghĩ nhờ sóng wi-fi, theo một nhà khoa học y học vật lý hàng đầu thế giới.
Những bệnh nhân đầu tiên sẽ được cấy ghép thiết bị vào năm 2018, giáo sư John Donoghue cho tờ Mail on Sunday biết.
Và khoảng 20 năm sau, bệnh nhân sẽ sống cuộc sống bình thường nhờ công nghệ giao tiếp-thần kinh phục hồi vận động cho tứ chi, ông tiên đoán.
Giáo sư Donoghue, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Sinh học và Thần kinh Wyss, Thụy Sĩ cho biết: “Đối với bất kỳ ai bị bại liệt, chúng tôi sẽ giúp họ đi ra với thế giới, những người khác sẽ không thể nhận ra”.
4 năm trước, bệnh nhân của ông Donoghue, chị Cahty Hutchinson bị đột quỵ đã khiến cả thế ngạc nhiên khi chị sử dụng suy nghĩ điều khiển cánh tay robot nâng li cà phê lên miệng và uống.
Một vi mạch siêu nhỏ được cấy vào trong não chị để thu tín hiệu thần kinh phát ra bằng hình thông qua chuyển động cánh tay. Những xung đột truyền qua dây thần kinh đến một bộ xử lý đặt bên ngoài cơ thể, giải mã xung động và chuyển vào cánh tay robot để chuyển động.
Kết quả gây bất ngờ, tuy nhiên hệ thống yêu cầu chị Hutchinso phải để dây điện trên đầu, nên bộ xử lý trở nên quá nặng nề.
“Đó không chỉ là thực tế”, giáo sư Donoghue cho biết. Kể từ đó, ông và giáo sư Arto Nurmikko, một đồng nghiệp công tác tại Đại học Brown (Mỹ) tạo ra một “bộ vi xử lý hành động của não”thông qua sóng vô tuyến cho phép tín hiệu vận động được truyền phát như wi-fi với kích thước chỉ bằng 1 chiếc bật lửa được khâu dưới da đầu bệnh nhân.
“Tín hiệu lệnh” sẽ được chọn lọc bởi bộ vi xử lý có kích thước bằng một chiếc điện thoại Iphone. Thiết bị đã được kiểm nghiệm thành công trên động vật và giáo sư Donoghue mong muốn có nhiều người tình nguyện thử nghiệm công nghệ trong 2 năm.
Giáo sư giải thích: “Nó truyền phát tín hiệu đến bất kỳ thiết bị nào mà bạn muốn: đến một máy vi tính, một cánh tay robot hoặc thậm chí chính tay bạn”.
Ông cho biết thêm: “Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển một thiết bị để cấy vào bên trong cơ thể bệnh nhân, kích thích tín hiệu đến các dây thần kinh và giúp cơ tay chân co, duỗi, chuyển động”.
Giáo sư sẽ trình bay cộng nghệ này tại Hội nghị Y tế Công nghệ không dây tổ chức ở London, Anh vào ngày 29/4.