Vương quốc Anh: Tranh cãi chuyện tăng lương

Thế giới - Ngày đăng : 06:05, 17/04/2016

(HNM) - Trong bối cảnh nền kinh tế xứ sở Sương mù đang phải


Theo đó, lương tối thiểu với người lao động trên 25 tuổi tại nước Anh sẽ được nâng lên 7,2 bảng/giờ (10,36 USD/giờ hay 9,1 euro/giờ), so vớì mức 6,7 bảng/giờ trước đó. Đây quả là mức lương "trong mơ" của nhiều quốc gia ngay tại Cựu lục địa. Ước tính khoảng 1,8 triệu lao động được hưởng lợi từ "mức lương sống của quốc gia" này - khái niệm được Bộ Tài chính Anh coi như mức lương tối thiểu bắt buộc với người lao động trên 25 tuổi. Theo Bộ trưởng Tài chính Anh G.Osborne, mức lương sống của quốc gia sẽ đóng vai trò quan trọng đưa xứ sở Sương mù trở thành nền kinh tế có mức lương cao hơn với thuế quan thấp; đồng thời chấm dứt tình trạng bất bình đẳng thu nhập theo giới với người lao động được trả lương thấp, làm việc trong điều kiện khó khăn.

Mức tăng lương mới của Anh được nhìn nhận là không hiệu quả so với mức sống ở quốc gia này.


Dẫu vậy, mức lương này vẫn thấp hơn so với mức khuyến nghị của Tổ chức từ thiện Living Wage Foundation. Nhiều người cho rằng, đây là mức tăng tối thiểu cho người lao động chứ không gọi là mức lương đáp ứng được đời sống trung bình của người dân Anh. Vì, để dễ sống ở Anh, nhất là tại London thì lương phải tăng hơn nữa. Thế nhưng, mức lương mới sẽ chỉ tác động đến 0,1% lực lượng lao động Anh, trong khi những lao động dưới 18 tuổi vẫn chỉ hưởng lương tối thiểu dưới 4 bảng/giờ. Vậy nên, nhiều ý kiến cho rằng, mức tăng lương của London không thật sự hiệu quả. Bởi lẽ, tại quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp (ở mức 5% như Anh), còn vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng về tiền lương, lương mới với tên gọi "mức lương sống quốc gia" chỉ mang tính biểu tượng.

Tờ The Huffington post và nhiều tờ báo Anh đã đưa ra dẫn chứng, để sống thoải mái ở Anh, lương tối thiểu phải là 8,25 bảng/giờ, còn tại London phải là 9,4 bảng/giờ. Với cả 2 mức tối thiểu này thì, mức 7,2 bảng/giờ vừa được Bộ Tài chính áp dụng là chưa đủ. Các tờ báo cũng chỉ ra một số mặt trái tăng lương ở Anh như: chỉ tăng lương cũng không phải là cách để giảm nghèo; điều cốt yếu hơn phải là các chính sách hỗ trợ cho người dân như giảm thuế, tiền các dịch vụ công cộng hay thanh toán một số hóa đơn... Lại có nhận định rằng, doanh nghiệp không đủ tiền để trả theo lương mới sẽ phải cắt giảm việc làm. Nếu lương được tăng lên 9 bảng/giờ vào năm 2020 như dự kiến sẽ có khoảng 60.000 người mất việc. Tuy vậy, nhiều người vẫn tin tưởng sau khi áp dụng mức lương mới sẽ có đến 4,5 triệu người lao động hưởng lợi. Về lâu dài, lương cao cũng sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động và giúp thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.

Sau 2 tuần đi vào đời sống, mức lương mới tại Anh đã nhận không ít chỉ trích và gây tranh cãi khi các chủ lao động có vô vàn cách để tăng lương chỗ này nhưng bớt đi chỗ khác, nhằm vẫn tuân thủ quy định mới mà không bị ảnh hưởng đến túi tiền. Ví dụ, ngay sau quy định lương mới có hiệu lực, một chuỗi nhà hàng ăn uống tại Anh đã cắt khoản lương chi cho giờ nghỉ trưa của nhân viên. Một chuỗi cà phê nổi tiếng khác cũng đã bỏ bữa trưa miễn phí cho nhân viên. Còn tại một siêu thị, lương làm ngày chủ nhật đã bị cắt và tiền thưởng ngày lễ cũng giảm... Theo các chuyên gia kinh tế, cũng không thể trách chủ lao động. Quyết định tăng lương được Bộ Tài chính Anh công bố vào tháng 7 năm ngoái và thực thi từ đầu tháng 4 này khiến hầu hết doanh nghiệp cho rằng họ "không kịp trở tay".

Sau cú tăng lương ở Anh, "lợi nhuận" xem ra không hoàn toàn thuộc về người lao động. Theo các nhà kinh tế từ London, thiện chí của Bộ Tài chính Anh với mức lương mới giống "làn khói bốc hơi" để ngay sau đó lộ rõ một thực tế là ngân sách năm nay tiết kiệm được 1,4 tỷ bảng. Và hứa hẹn nhiều hơn thế trong những năm tiếp theo. Đây hẳn là căn nguyên khiến cuộc trãnh cãi về lương chưa thể dừng tại không chỉ xứ Sương mù.

Thùy Dương