Cái gì tốt thì phải để chính chúng ta sử dụng!

Xã hội - Ngày đăng : 17:13, 05/04/2016

(HNMO) - Chiều ngày 5/4, bà Lê Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch thường trực Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hà Nội kiêm Trưởng Ban tổ chức Cuộc vận động



Theo bà Oanh, trong thời gian vừa qua, Sở Công Thương đã ban hành và tổ chức triển khai các kế hoạch của ngành với mục tiêu chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để mọi người dân trên địa bàn Thành phố được tiếp cận với nhiều mặt hàng, đảm bảo ổn định giá, ATVSTP; Tổ chức hội nghị với Phòng Kinh tế 30 quận, huyện, thị xã; các doanh nghiệp và ban quản lý chợ trên địa bàn thành phố… để quán triệt và triển khai các kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 (ước tổng lượng hàng hoá thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt khoảng 21.600 tỷ đồng).

Ngoài ra, cũng có 184 chuyến bán hàng lưu động tại 18 huyện, thị xã; 1.165 điểm bán hàng bình ổn giá được tổ chức để phục vụ nhân dân. Ban chỉ đạo các quận, huyện, thị xã đã phối hợp với các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp tổ chức hội chợ Xuân 2016, các phiên chợ hàng Việt, các chuyến đưa hàng về vùng xa trung tâm... 

Hà Nội sẽ mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tỉnh, thành phố khác tham gia Hội chợ tại Thủ đô.


Trong những tháng tiếp theo, Sở Công thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ hàng hoá trong nước như tổ chức đưa hàng về nông thông, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố với khoảng 500 chuyến bán hàng lưu động, 28 phiên chợ Việt, các tuần hàng Việt... . Ngoài ra, nhiều chương trình trưng bày, hội chợ, liên kết công nghiệp, thương mại giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác cũng sẽ được thực hiện. Nổi bật hơn cả là cam kết sẽ thực hiện chương trình ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trên địa bàn toàn thành phố.

Mặt khác, để đảm bảo quyền, lợi ích của hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, Sở Công thương cũng đã chỉ đạo Chi cục QLTT Hà Nội chủ động xây dựng, triển khai thực hiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát về chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Hệ quả là riêng trong ba tháng đầu năm 2016, Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 2.132 vụ, xử lý được 2.107 vụ, thu nộp gần 31,5 tỷ đồng (phạt hành chính 14,5 tỷ đồng; tịch thu trị giá hàng 6,3 tỷ đồng; tiêu huỷ số hàng trị giá 8 tỷ đồng; tái xuất và chuyển đổi mục đích sử dụng số hàng 2,6 tỷ đồng). Đây đều là những hoạt động tích cực giúp củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng hàng hoá có mặt trên thị trường. 

"Chúng ta phải bảo vệ nòi giống của chúng ta, chúng ta phải học tập người Nhật rằng cái gì tốt thì để chính người Nhật sử dụng chứ không phải tốt thì đưa ra ngoài".


Trước những kết quả được trình bày trong buổi họp báo, một số ý kiến cho rằng để người Việt thực sự có thể yêu mến, tin dùng hàng Việt, trước hết hàng hoá trong nước phải được đảm bảo chất lượng - đặc biệt là với các mặt hàng thực phẩm. Mặt khác, với tỉ lệ số lần xử lý trên số lần kiểm tra là khá cao cho thấy thực trạng đáng ngại về vi phạm chất lượng hàng hoá. Điều này đặt ra câu hỏi nên chăng tăng cường hình thức xử phạt để tạo tính răn đe tốt hơn song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu sát tới cả đối tượng sản xuất lẫn kinh doanh nhằm đề ra quy trình chặt chẽ để có thể đảm bảo được chất lượng hàng hoá ở các khâu trung gian trước khi tới tay người tiêu dùng cuối. 

Đáng chú ý, bà Oanh cũng chia sẻ rằng trong quá trình triển khai cuộc vận động, Ban tổ chức nhận thấy còn một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm của mình tới đông đảo người tiêu dùng. Quan trọng hơn, một số thậm chí chưa quan tâm tới việc bảo vệ thương hiệu, nhãn mác đối với sản phẩm, hàng hoá của chính họ. "Trước thềm hội nhập quốc tế, mỗi doanh nghiệp phải tự trách nhiệm và ý thức rằng chúng ta có gì là thế mạnh, là hạn chế phải đương đầu, phải đối mặt"  - Bà Lê Thị Kim Oanh chia sẻ. 

Nguyễn Thúc Hoàng Linh