Lãnh đạo Quốc hội phải là người có chính kiến và khách quan
Chính trị - Ngày đăng : 06:53, 05/04/2016
- Ông đặt kỳ vọng gì vào đội ngũ lãnh đạo mới của Quốc hội?
- Việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Quốc hội có vai trò kết nối những việc mà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban đã làm trong thời gian qua. Tôi kỳ vọng, các đồng chí lãnh đạo mới sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời tiếp tục đổi mới để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, trong lĩnh vực xây dựng, thẩm tra các dự án luật, đòi hỏi lãnh đạo phải có chính kiến, thực sự là người chủ trì để bảo đảm tính khách quan…, không bị chi phối bởi lợi ích nhóm hoặc lợi ích của cơ quan soạn thảo, của cá nhân. Tôi cũng kỳ vọng, các đồng chí có những quyết sách mới giúp Quốc hội nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố niềm tin của cử tri.
- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của lãnh đạo Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội?
- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành các phiên họp, thảo luận cho ý kiến góp ý, thẩm tra các dự án luật. Chủ tịch điều hành tốt, phát huy tính dân chủ thì ý kiến của các thành viên trong ủy ban phản ánh trung thực, thẳng thắn và nêu được những yếu tố cần sửa đổi, bổ sung trong các điều luật. Việc này còn có tác dụng quan trọng là loại trừ lợi ích nhóm, điều mà có thể khi ban hành tạo ra dư luận, phản ứng không phù hợp với thực tiễn.
Người chủ trì phát huy dân chủ, có tinh thần tiếp thu sẽ động viên các thành viên tích cực tham gia phát biểu xây dựng các dự án luật. Nếu ý kiến của các thành viên không được tiếp thu, không được giải trình rõ, các thành viên sẽ nghĩ lời nói của mình không có hiệu lực và không tích cực tham gia, khiến các dự án luật có thể bị lỗi khi ban hành.
- Trân trọng cảm ơn ông!