Sửa "bắp" thành "ngô", doanh nghiệp dược mất 6 tháng chờ

Đời sống - Ngày đăng : 11:14, 25/03/2016

(HNMO) - ĐB Nguyễn Thị Phong Lan chia sẻ một

ĐB Phạm Khánh Phong Lan phát biểu tại hội trường


Không đồng tình với giải trình của Uỷ ban Thường vụ QH khi cho rằng không thể hạn chế số đăng ký cho cùng một hoạt chất vì nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, ĐB Phạm Khánh Phong Lan nêu câu hỏi: "Vậy tại sao việc hạn chế này được các nước ASEAN áp dụng trong cả thập kỷ nay theo như phản ánh của các DN dược Việt Nam đi xuất khẩu thuốc?".

ĐB này cũng phân tích, nếu hạn chế được số đăng ký đã quá nhiều, cũng như xây dựng hàng rào kỹ thuật, sẽ là giải pháp cho tình trạng tồn đọng hồ sơ số đăng ký thuốc hiện nay.

Khi có quá nhiều DN nhập khẩu và sản xuất trong nước nộp hồ sơ xin số đăng ký, sẽ có DN được giải quyết trước, giải quyết sau, gây nên cơ chế xin cho, tạo nhiều bức xúc và có dư luận về xử lý tuỳ tiện cũng như tiêu cực.

Hoan nghênh dự thảo đã rút ngắn thời gian cấp lại số đăng ký từ 6 tháng xuống 3 tháng nhưng nữ Đb này tỏ khoăn khi với cấp mới số đăng ký được quy định là 12 tháng và mốc thời gian tính từ lúc nhập đủ hồ sơ rất dễ gây nhũng nhiễu.

"Ở TP.HCM có chuyện truyền miệng hay kỷ niệm buồn. Có một DN khi nộp hồ sơ lên, theo luật trong 6 tháng sẽ phải cấp nếu không phải trả lời. Khi gần hết thời gian, DN được mời lên, hồ sơ đầy đủ, nhưng một chi tiết đề nghị về đề nghị bổ sung làm lại. Đó là thay chi tiết tinh bột bắp là tá dược bằng tinh bột ngô cho đúng chuẩn. Và như vậy là mất thêm 6 tháng." - ĐB Lan kể.

Trước thực tế hiện rất nhiều thuốc đang bị tồn đọng hồ sơ, khiến các DN thắc mắc, ĐB Lan đề nghị ít nhất giữ mức thời gian cấp phép là 6 tháng và phải quy định rõ thế nào là nhận đủ hồ sơ, mốc thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ cho đến lúc xử lý là như thế nào để tránh tiêu cực.

Mổ xẻ... giá thuốc cao

Độc quyền nâng giá, nhiều tầng lớp trung gian và cũng như tiêu cực trong kê đơn đó là những lý do khiến giá thuốc tăng được ĐB Phong Lan đưa ra.

ĐB này nêu, nếu hạn chế được trung gian, sẽ góp phần sắp xếp lại mạng lưới lưu thông phân phối thuốc đang quá thừa với gần 2000 công ty phân phối. Nếu từ lúc nhập khẩu, sản xuất ra, đến tay người bệnh, phải trải qua quá nhiều tầng lớp trung gian, chắc chắn chi phí sẽ đội lên.

Về phía BV, đề nghị không chỉ có một giải pháp đấu thầu mà cần mở hướng về định suất với khung giá thuốc do Bộ Y tế hay BHYT đàm phán được.

Trong chuyên môn, lưu ý đồng loạt xây phác đồ điều trị chuẩn, tránh lạm dụng thuốc, tăng vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị mới trị tận gốc được những tiêu cực trong kê đơn.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận)


"Việc độc quyền nhập khẩu thuốc và để thuốc qua nhiều tầng nấc trung gian thì đã làm giá thuốc bị đẩy lên. Ví dụ thuốc điều viêm gan C, giá nhập khẩu ở các nhà thuốc lớn chỉ khoảng 200USD/hộp, trong khi đó người dân đang phải mua với giá 14 triệu đồng/hộp. Thật là vô lý khi dân ta còn nghèo mà phải mua với giá thuốc cao như vậy. Đề nghị phải rà soát như thế nào đó trong quy định để không có kẽ hở trong độc quyền nhập khẩu thuốc dẫn đến khan hiếm thuốc và nâng giá thuốc" - ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nêu thực tế.

ĐB Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội:


Chúng ta phải đấu thầu tập trung thì mới tránh tình trạng là mỗi nơi một giá. Một viện thuốc có nơi 1 đồng có nơi lại 1,5 đồng dù tất cả đều làm đúng luật nên không biết làm thế nào cả nên không thể can thiệp được. 

Ban đầu Bộ Y tế đề xuất khoảng 50 danh mục để đấu thầu tập trung, nhưng hiện nay dự thảo rút xuống còn 57 loại thuốc đấu thầu tập trung. Cái khó hiện nay là lần đầu tiên đấu thầu tập trung trên quy mô quốc gia mà chúng ta chưa có kinh nghiệm. Ngành y tế đang tìm phương án tốt nhất để tổ chức đấu thầu tập trung hiệu quả để giá hợp lý và đặc biệt là không thiếu thuốc. 

Bảo Hân