Truyền thống y học Thăng Long

Xã hội - Ngày đăng : 10:01, 19/10/2004

Vào thời Lê, năm 1774, Viện trưởng Viện Thái y Trịnh Đình Ngoạn người làng Định Công (Thanh Trì) đã góp phần xây dựng Y miếu Thăng Long (gần chợ Ngô Sĩ Liên nhà 9A phố 244 quận Đống Đa, ngày nay là phố Y Miếu) làm nơi tôn kính lương y và khuyến khích phát triển  y học cổ truyền. Trải qua nhiều thế kỷ, Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều danh y, không chỉ nghiên cứu chữa bệnh mà cả phòng bệnh.

Vào thời Lê, năm 1774, Viện trưởng Viện Thái y Trịnh Đình Ngoạn người làng Định Công (Thanh Trì) đã góp phần xây dựng Y miếu Thăng Long (gần chợ Ngô Sĩ Liên nhà 9A phố 244 quận Đống Đa, ngày nay là phố Y Miếu) làm nơi tôn kính lương y và khuyến khích phát triểny học cổ truyền. Trải qua nhiều thế kỷ, Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều danh y, không chỉ nghiên cứu chữa bệnh mà cả phòng bệnh.

Một số danh y người Thăng Long, hoặc sinh sống học tập ở Thăng Long được sử sách ghi tên: Đời Lý có Minh Không Thiền sư tu ở chùa Bảo Thiên. Ngày ấy đã có Ty Thái y, Ngự y để chữa bệnh cho vua, nhiều lương y chữa bệnh cho dân. Năm 1075 tại Quốc Tử Giám có dạy nho, y, lý, số. Lương y Nguyễn Chí Thành (Minh Không Thiền sư) quê ở Gia Viễn - Ninh Bình chữa khỏi bệnh cho vua bằng tâm lý liệu pháp, được phong Quốc sư đời Lý (Lý triều quốc sư), hiện còn di tượng và đền thờ ở phố Lý Quốc Sư. Đời Trần có Viện Thái y, các lương y Trương Hán Siêu và Chu Văn An.

Năm 1261 nhà Trần đã bắt đầu mở khoa thi, tuyển lương y vào làm việc ở Viện Thái y, có kế hoạch đào tạo thầy thuốc, thu hái dược liệu, thu trữ, cấp phát thuốc Nam, dược liệu, tự túc được nhiều thuốc, để chữa bệnh cho vua quan, quân đội, góp phần đánh thắng quân Nguyên xâm lược. Năm 1362, vua Trần Dụ Tông khuyến khích nhân dântrồng thuốc Nam ở đình, chùa, vườn, gia đìnhtổ chức trồng, hành, tỏi làm gia vị để phòng bệnh, chống dịch. Thời Trần có Tuệ Tĩnh, một đại y thiền sư, để lại 2 tác phẩm y học nổi tiếng trong đó có bộ sách Namdược thần hiệu mô tả hơn 500 loài cây thuốc, thể hiện đường lối tự lực của ông cha ta ngày xưa: “Nam dược y nam nhân”, thuốc Nam chữa bệnh người Nam. Ngoài thuốc, Tuệ Tĩnh còn dùng các phương pháp điều trịgiản đơn như xông, hơ, chườm, cứu, xoa bóp, ăn uống để phòng bệnh tật. Tên ông được đặt cho một phố ở Hà Nội.

Thời Lê có Hải Thượng Lãn Ông (1729 - 1791), Lê Hữu Trác, đại danh y Việt Nam, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Ông quê ở Hải Dương, quê mẹ Hà Tĩnh, theo cha làm quan trong triều đình, sống và học tập ở Thăng Long. Trong những năm sống ở kinh thành ông đã viết một số tác phẩm. Trong 30 năm ròng, ông đã đem hết tâm trí, nghị lực tổng hợp, hoàn thiện những thành tựu của y học cổ truyền, xây dựng một kho sách đồ sộ: Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Đây là bộ Bách khoa thư về y học cổ truyền phương Đông. Ông là một tấm gương sáng về y đức, y thuật cho mọi người noi theo, được trân trọng thờ ở Y miếu Thăng Long.

Nhiều danh y đã xuất hiện và có nhiều cống hiến cho y học cổ truyền như Phan Phù Tiên người Đông Ngạc (làng Vẽ, Từ Liêm), viết Bản thảo thực vật toàn yếu gồm 392 vị thuốc nam dùng làm thức ăn, tiết chế ăn uống phục vụ phòng chữa bệnh… Ngộ Tĩnh người làng Vân Canh, Từ Liêm, có tác phẩm Vạn Phương lập nghiệp bao gồm 100 bài thuốc kinh nghiệm. Ngày nay Hà Nội vẫn còn làng Đại Yên trồng và sử dụng thuốc Nam từ thời nhà Lý. Ngày nay người Đại Yên đã tỏa ra các chợ tiếp tục bán thuốc Nam chữa bệnh.

Hiện có Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế, Viện Y học cổ truyền Việt Nam, Hội Y học cổ truyền Việt Nam và Hà Nội, trường Đông y Tuệ Tĩnh, các bộ môn y học cổ truyền thuộc trường đại học Y, các khoa, phòng đông y trong các viện, bệnh viện, các giáo sư về y học dân tộc, giáo sư về dược liệu, thuốc Nam như Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, cụ Phó Đức Thành… nghiên cứu, khám chữa bệnh, điều trị và sản xuất, cung ứng thuốc y học dân tộc cho nhân dân Thủ đô và cả nước.

Truyền thống thuốc Nam, các làng, phố nghề Lãn Ông, Ninh Hiệp được kế thừa cho đến ngày nay, đã hình thành từ trong cuộc sống và phát triển gắn liền với lịch sửThăng Long - Hà Nội.

Các danh y thời xưa đã để lại cho thời sau nhiều tác phẩm di sản vô giá và những tấm gương sáng về y đức, để lại nhiều di sản quý báu.

HNM

TRUNGTRUC