Những hình ảnh gây sốc về cuộc sống của bệnh nhân tâm thần ở Indonesia

Xã hội - Ngày đăng : 10:01, 09/03/2016

(HNMO) - Pasung – hành động giam giữ, xiềng xích bệnh nhân tâm thần của Indonesia – đã bị cấm từ năm 1977. Nhưng thực tế, hình thức trên vẫn được sử dụng rộng rãi trong một xã hội tồn tại nhiều kỳ thị và né tránh đối với căn bệnh quái ác này.

Agus nghêu ngao hát trong phòng giam. Họ không để anh ra ngoài vì sợ anh sẽ chạy đi, bởi vậy đây chính là ngôi nhà vĩnh viễn của Agus.

Evi bắt đầu gặp phải chứng ảo giác từ năm 15 tuổi. Cha mẹ cô đã trả tiền để cô được sống trong trại và tiếp cận phương pháp trị bệnh tâm linh Hồi giáo.

Cơ sở Galuh tại Jakarta là một trong những nơi được chính phủ cấp phép. Dù không ngoảnh mặt làm ngơ nhưng chính phủ chỉ cung cấp thực phẩm đủ dùng trong hai tháng. Cơ sở vật chất tại đây rất tồi tàn, chỉ có những túp lều với hình dáng những chiếc chuồng. Các bệnh nhân nam và nữ được ngăn cách với nhau bởi hàng rào bằng dây thép.

Muhammad (trái) đang tiến hành một nghi lễ chữa bệnh. Trong cả ngày dài, các bệnh nhân sẽ uống đủ loại thảo dược, cầu nguyện, thanh lọc cơ thể (nôn mửa) và thậm chí là bị thôi miên.

Suốt 10 năm, Anne bị giam trong một căn phòng không có cửa sổ và ăn rất ít. Anne từng rất thích chạy nhưng hiện giờ cô còn không thể đứng dậy.

Việc bệnh nhân bị giam giữ trong chuồng là một điều diễn ra khá phổ biến.

Bệnh nhân cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn lương thực.

Saimun đã chung sống cùng chiếc cùm chân bằng gỗ trong vòng 5 năm. Mặc dù đã 40 tuổi, Saimun vẫn không thể nói hay tự chăm sóc bản thân. Mẹ anh và hai cậu con trai mắc bệnh tâm thần sống dựa hoàn toàn vào sự giúp đỡ từ những người hàng xóm.

Các nhân viên nội trú được tập huấn để có thể ứng phó với những tình huống kinh khủng nhất (trái). Hai chân của Seapudin (phải) đã bị cùm suốt 9 năm, khiến các cơ dần teo lại vì không được sử dụng.

Bệnh nhân thiếu thốn lương thực, quần áo và hầu như không có giao tiếp xã hội.

Các dự án cải thiện cơ sở vật chất là một điều quá xa vời bởi không hề có nguồn tài chính cho những nhu cầu cơ bản nhất như thực phẩm.

Sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, từ ăn, ngủ, tắm rửa... đều trong không gian chật chội.

Một vài gia đình người bệnh chi trả thêm cho các liệu pháp chữa trị tâm linh.

Giường ngủ là thứ xa xỉ nhất mà một bệnh nhân có thể sở hữu.

Một người phụ nữ trẻ (trái) bị xích tại cơ sở Bina Lestari. Bệnh viện tâm thần Wediodining Lawang (phải) được công nhận là cơ sở y tế chuyên ngành tốt nhất tại Indonesia, và cũng là nơi đầu tiên có khoa lão cho bệnh nhân tâm thần.

Các giao tiếp xã hội là một điều hiếm gặp.

Cuộc sống của mỗi bệnh nhân tâm thần là một chuỗi ngày dài cô đơn cùng cực.

Mai Chi