Thành phố lạnh nhất trái đất

Du lịch - Ngày đăng : 14:44, 27/01/2016

Người dân thành phố Norilsk, Nga, phải chịu thời tiết giá lạnh tới - 55 độ C với hai tháng mỗi năm luôn chìm trong bóng tối.

Norilsk chỉ cách Vòng Bắc Cực hơn 400 km là nơi luôn có nền nhiệt ở mức dưới - 10 độ C. Nhiệt độ thấp nhất đo được tại đây là - 55 độ C.

Thời tiết giá lạnh ở thành phố Norilsk kéo dài hơn 9 tháng mỗi năm, và hơn 4 tháng trong số đó luôn có bão tuyết xảy ra. Trong hình là cảnh tượng người dân tận hưởng ngày nắng hiếm hoi.

Hàng năm thành phố Norilsk có 2 tháng hoàn toàn sống trong màn đêm, thời điểm mà 24h mỗi ngày đều chìm trong bóng tối. Chính vì vậy mùa hè của họ cũng được 24h ánh sáng nhưng thời gian này cực kỳ ít ỏi.

Chu kỳ ngày và đêm do vị trí địa lý đặc biệt (gần Vòng Bắc Cực) ảnh hưởng lớn tới các hoạt động thể chất cũng như tâm lý người dân địa phương.

Người dân thành phố Norilsk thường phải chịu "hội chứng sống trong đêm" với những biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng, thiếu ngủ và trầm cảm. Trong ảnh là cảnh người dân địa phương đang tổ chức ngày lễ Epiphany vào tháng 1 bằng hoạt động tắm trên hồ Norilsk.

Với dân số là 175.300 người, Norilsk là một trong những thành phố lớn nhất thuộc Vòng Bắc Cực. Vào ngày Shorve Tuesday (thường rơi vào tháng 2, 3), cư dân thành phố đốt bù nhìn để đón mừng mùa xuân.

Nằm giữa lãnh địa cách Vòng Bắc Cực 400 km, giao thông Norilsk không có kết nối với phần còn lại của thế giới. Vào thời Stalin, con đường tới Norilsk được gọi là "con đường tử thần".

Sự kết nối duy nhất giữa Norilsk và phần còn lại của nước Nga là bằng đường thủy và hàng không. Trẻ em nơi đây thường phải ở trong nhà vài tháng mỗi năm, chúng chỉ được phép ra ngoài vào một số thời điểm đặc biệt.

Trong suốt thời gian có bão tuyết, các phương tiện công cộng thường đi thành đoàn. Hàng dài gồm 15 - 20 xe buýt chở công nhân di chuyển qua lại giữa thành phố và các khu công nghiệp. Nếu một chiếc xe bị hỏng thì hành khách chuyển sang xe buýt khác. Đoàn xe này chỉ đi 3 lần mỗi ngày.

Thời kỳ phát triển thực sự của Norilsk là vào đầu thế kỷ 20 khi nhà địa chất học Urvantsev phát hiện ra sự giàu có về tài nguyên nickel, đồng và coban ở chân dãy núi Putorana.

Vì điều kiện thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, người dân dành hầu hết thời gian của họ trong các không gian kín như công sở, căn hộ cá nhân hoặc những trung tâm văn hóa, mua sắm và thể thao địa phương.

Theo VnExpress