Từ triển lãm 1954 đến triển lãm 2004

Văn hóa - Ngày đăng : 08:34, 10/10/2004

Tháng 10-1954, triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ 5 chào mừng Thủ đô giải phóng - đã được tổ chức long trọng nhân dịp lễ mừng chiến thắng tại Nhà hát Lớn Hà Nội  và đó cũng là cuộc tổng kết phong trào hội họa trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Chưa  có một triển lãm mỹ thuật nào trong  lịch sử Mỹ thuật Việt Nam từ trước đấy được công chúng đến xem đông như thế.

Tác phẩm Hà Nội mùa đông năm 1946 (sơn dầu) của họa sĩ Ngô Cao Giang

Tháng 10-1954, triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ 5 chào mừng Thủ đô giải phóng - đã được tổ chức long trọng nhân dịp lễ mừng chiến thắng tại Nhà hát Lớn Hà Nộivà đó cũng là cuộc tổng kết phong trào hội họa trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. (Các cuộctriển lãm trước đó được tổ chức trên chiến khu tại Phú Thọ, Tuyên Quang, Việt Bắc). Chưacó một triển lãm mỹ thuật nào tronglịch sử Mỹ thuật Việt Nam từ trước đấy được công chúng đến xem đông như thế.

Ngày kháng chiến thành công trở về Thủ đô, các họa sĩ lúc ấy chỉ có chừng 3-4 chục người. Một số là các họa sĩtrường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũđi theo cách mạng và lớp họa sĩ trẻ đầu tiên vừa tốt nghiệp trường Mỹ thuật Kháng chiến ở Việt Bắc (do Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng). Họ là những họa sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta qua hàng nghìn bức ký họa chì than, thuốc nước, bột màu, những bức tranh cổ động cỡ lớn, những minh họa, biếm họa trên các trang báo ngoàimặt trận.

Đến nay, các bức ký họa chiến trường của Huy Toàn, Mai Văn Hiến, Tô Ngọc Vân, Phan Kế An, Nguyễn Sáng, Nguyễn Bích, Ngô Mạnh Lân, Thế Vị... vẫn làm xúc động trái tim người xem bởi tính chân thực giản dị mà đậm chất anh hùng ca. Họcó mặt trên khắp các nẻo đườngchiến dịch, từ hậutuyến, trung tuyến cho đến tận chiến hào xung kích. Sự hy sinh của danh họa Tô Ngọc Vân trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại niềm tiếc thươngvô hạn cho giới mỹ thuật. Trong cuộc triển lãm Mỹ thuật mừng ngày Giải phóng, các tác phẩm ký họa Giáo viên dân tộc Thái, Cho ngựa ăn, Qua đèo, Qua suối, Trú quâncủa ông đã được tặng giải thưởng lớn. Nhưng ước mơ xây dựng một tác phẩm sơn mài thực sự đồ sộ về cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đạimà họa sĩ hằng ấp ủ trong suốtcuộc kháng chiến đã không bao giờtrở thành hiện thực.

Triển lãm năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt: Hà Nộitròn đúng 50 năm ngày Giải phóng, tròn đúng 50 năm từ cuộc triển lãm đáng ghi nhớ tại Nhà hát Lớn. Những cảm xúc dạt dào củangày chiến thắng, niềm tự hào về một Hà Nội anh hùng, niềm vui về một Thủ đô hòa bình, choán ngợp trên hầu hết các tác phẩm gửi tới triển lãm. Lớp cha trước, lớp con sau, nhiều thế hệ họa sĩ trưởng thành sau ngày giải phóng đã cùng các họa sĩ lớp trước tạo nên mộtdiện mạo mới cho mỹ thuật Thủ đô, xứng đánglà một trung tâm Mỹ thuật lớn của cả nướcvà trong khu vực. Không gian của Nhà triển lãm Ngô Quyền trở nên chật hẹp so với những bức tranh khổ lớn của các họa sĩ. Hội đồng nghệthuật đã phải đắn đo rất nhiều để chọn ra 96 tác phẩm hội họa và điêu khắc từ hơn 260 tác phẩm tham dự.

Tác phẩm Ngày về (sơn dầu) của hoạ sĩ Phạm Đức Phong

Nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Đỗ Bảo,Tổng thư ký HộiMỹ thuật Hà Nội cho biết: “Chưa bao giờtranh đề tài về ngày Giải phóng Thủ đô “được mùa” như năm nay. Thường các họa sĩ rất ngại vẽ tranh đề tài. Năm nay, một phần nhờ Hội đã tích cực vận động anh em, nhưng lý do chính là tình cảm của các họa sĩ dành cho ngày kỷ niệm trọng đại này của Thủ đô”. Chiến lũycủa NguyễnVăn Nghị,Hà Nội mùa đông năm 1946của Ngô Cao Giang, Ngày vềcủa Phạm Đức Phong, Sống mãi với Thủ đôcủa ái Thi, Chiến sĩ Vệ quốc quâncủa Phạm Đắc Hiển,Có một ngày thu Hà Nộicủa Đỗ Hữu Huề... chủ yếu trên chất liệu sơn dầu đã tạo nên những hình tượng đẹp về người chiến sĩ Thủ đô được tôi luyện qua 60 ngàyđêm khói lửa, bảo vệ từng căn nhà góc phố Hà Nội và đi vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, làm nên ngày chiến thắng huy hoàng.

Cùng là bút pháp hiện thực,nhưng mỗi họa sĩ đã thể hiệnđược dấu ấncủa riêng mình trong cách thể hiệnvà việc tìm tòi ngôn ngữ hội họahiện đại. Bên cạnh tranh lịch sử với bố cục hoành tráng, tranh chiến trận, cónhững họa sĩđã diễn tả được tình cảm bừng sáng của nhân dântrong ngày vui chiến thắngnhư trongcác tác phẩm Ngàynày 50 nămtrướccủa họa sĩ lão thành Phạm Viết Song,Ký ức đêm mùa thu Hà Nộicủa Hồ Quảng, Đêm Hồ Gươm của Hoàng Đình Tài...

Trong thế hệ những họa sĩ trưởng thành sau ngày giải phóng, có những họa sĩ đã gắn tên tuổi của mình với phố cổ Hà Nội như:Công Quốc Hà,Phạm Luận với những làng quê ven ngoại như: Phạm Viết Hồng Lam. Nhữngtác phẩm sơn mài, sơn dầu, bột màu của họthấm đượm chấthào hoa đất Hà thành.

Một đề tài mớitràn ngập cảm xúc trong lòng các họa sĩ là sự kiện phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long, những trang sử ngàn nămcủa cha ông được hé mở. Bức sơn mài khổ lớn (2m x 2m) Trầm tích Hoàng thành của NguyễnVăn Chuyên, bức lụa dài Chiều Hoàng thànhcủa Vũ Đình Tuấn là những tác phẩm công phu và giàu cảm xúc. So với sự “ra quân” hùng hậu của hội họa, các tác phẩm điêu khắc có phần khiêm tốn hơn. Có thể kể đến Khúc khải hoàn Thăng Long bằng chất liệu sắt hàn của Nguyễn Huy Tính, Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp của TrầnTuy, Dâng hoa của TạQuang Bạo, Niềm vui mồng 10-10của Lê Duy Ứng...

Cùng thời gian này, các nhà điêu khắc đang tập trung nhiều cho cuộc triển lãmbên hồ Hoàn Kiếm. Với sự kiện lớn khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ, đây thực sự là ngày hội lớn của giới mỹ thuật Thủ đô.

Triển lãm năm 1954 là triển lãm về cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và thắng lợi. Triển lãm 2004 triển lãm của một Hà Nội hội nhập và phát triển. Dù hai cuộc triển lãmcách nhau đúng một nửa thế kỷ nhưng nó là cuộc triển lãm ấn tượng về một Hà Nội anh hùng và đổi mới.

HNM

ANHTHU