Những mái trường xưa của Thăng Long - Hà Nội
Xã hội - Ngày đăng : 10:08, 09/10/2004
Trường Chu Văn An xưa
Tuổi thơ của tôi gắn với trường Tiểu học Hàng Than, nay là trường Nguyễn Công Trứ ở đầu phố Nguyễn Trường Tộ. Ngày ấy các trường tiểu học ở Hà Nội đâu có nhiều; mỗi trường đều có tên chữ, thậm chí tên Tây, còn dân gian thì gọi là trường Hàng Than, trường Hàng Cót, Hàng Vôi, trường Yên Phụ… Rất mừng là những “mái trường xưa” ấy trải qua sáu, bảy, tám mươi năm cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn khung hình, kiểu dáng cho dù đã trải qua nhiều lần tôn tạo, nâng cấp, mở rộng. Trường Lê Ngọc Hân cũng vậy, ngày xưa gọi là trường Lò Đúc. Còn trường Ngô Sĩ Liên, tiểu học Hàm Long xưa, THCS tiên tiến xuất sắc hôm nay với những tấm Huân chương Lao động ghi nhận công lao thành tích của bao thế hệ thì mái trường xưa đúng chỉ còn trong ảnh chụp về một dãynhà một tầng, treo trang trọng trong phòng truyền thống. Trong khuôn viên không mấy rộng rãi của mái trường xưa ấy đã là một ngôi trường mới, nhưng nặng lòng với quá khứ nên nơi đây vẫn còn tấm bia ghi dấu chứng tích sự kiện lịch sử đã diễn ra vào những năm tháng đầu tiên của Hà Nội sau Tổng khởi nghĩa thắng lợi cho đến những ngày chuẩn bị đi vào kháng chiến toàn quốc.
Còn đó, những mái trường xưa có tuổi đời 80, 90 năm gắn bó với lịch sử Hà Nội đau thương của những ngày đế quốc thống trị, anh hùng trong cách mạng và kháng chiến. Đó là trường Bưởi - Chu Văn An, trường Đồng Khánh - Trưng Vương, trường Nguyễn Trãi (nay là trường Phan Đình Phùng)... Haynhững mái trường xưa ở các làng xã vùng ven, sau nhập về Hà Nội, tuổi đờicũng đã 70, 80 năm. Đó là các trường tiểu học Đông Ngạc, Đông Phù...
Trường Đông Phù nay thuộc xã Đông Mỹ, ngày ấy gọi là trường Kiêm Bị, qua chiến tranh chỉ còn lại dấu tích tinh thần. Trường tiểu học Đông Phù cũng là cái nôi sinh thành của cả một lớp người cách mạng tiền bối. Tôi đã gặp lại ở Đông Mỹ những học trò ngày xưa của mình đã 45 năm. Ngày ấy để học lên được trung học, họ phảivào nội thành Hà Nội, khá lắm thì có chiếc xe đạp cọc cạch, nghèo thì đi bộ dậy thật sớm, còn chiều về thì cố gắng kiếm thêm con cá con cua ở sông Sét, đầm Sét. Thầy và trò tuổi đã trong ngoài 60 gặp nhau thân thương tình thầy trò mà lại là tình bạn vong niên, nhớ và nghĩ về quá khứ và tương lai với bao điều trăn trở.
Còn có những trường học ở cáckhu lao động của nội thành, nằm sâu trong những con hẻm xưa và ở cả trong những làng còn lạigiữa phố Khương Thượng, Hoàng Mai, Thịnh Hào, Đại Yên, Giảng Võ, Cống Vị, Vân Hồ... rất khang trang và đang được hiện đại hóa, cũng đã trở thành những mái trường xưa dẫu tuổi đời trong ngoài ba mươi và đã đón, tiễn bao lớphọc sinh nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục của Hà Nội nửa thế kỷ dựng xây và đổi mới.
Nhớ lại những năm đầu Thủ đô giải phóng, bên kia cầu Long Biên, cả một vùng đất mênh mông của huyện Gia Lâm - Đông Anh, chỉ có một trường Trung học Nguyễn Gia Thiều ghép cả cấp hai và cấp ba, đón nhận học sinh của mấy chục xã, thị trấn, mỗi nơi chỉ có vài mươi em đến học và nhiều xã còn “trắng” học sinhtrung học. Vậy mà giờ đây ở vùng đất mênh mông ấy, nối dài và mở rộng thêm huyện Sóc Sơn xã nào, thị trấn nào cũng có một hệ thống trường lớp hoàn chỉnh từ mầm non đến lớp 9, các trung tâm giáo dục cộng đồng cũng đã được xây dựngmột xã hội họctập đã được hình thành. Xen lẫn vào các khu công nghiệp, trên cái nền xanh mượt của lúa của rau, của cây công nghiệp, cây thực phẩm, sừng sững những ngôi trường ba tầng, bốn tầng. 6 năm trước đây, xã Kim Chung, một vùng đất cằn, đồng trũng xưa đã có trườngđạt chuẩn quốc gia. Xã đã có một hệ thống trường học hoàn chỉnh xây dựng hiện đại từ ngân sách Nhà nướcvà từ sự đóng góp của dân, cả chục tỷ đồng. Những trường học ấy cũng đã trở thành mái trường xưa vớicả một lớp học sinh được học tập và lớn lên trong thời kỳ nông thôn ngoại thành đi vào đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cái hình ảnh trường, lớp tranh, tre, nứa lá, rồi là những phòng học cấp 4 đã lùi sâu vào ký ức nhưnglại luôn sống dậy với ân nghĩatrong tình thầy trò, bè bạn, cha mẹ, đồng chí, đồng bào mỗi lần hội trường, hội khóa ở những trường THPTmang tên của vùng đất địa linh nhân kiệt, THPT Ngọc Hồi, Ngô Thì Nhậm, Dương Xá, Cao Bá Quát, Xuân Đỉnh, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Cừ, Sóc Sơn, Liên Hà, Cổ Loa, Đa Phúc, Trung Giã...
Đó là những mái trường xưa của Hà Nội anh hùng trong cách mạng và kháng chiến, trong lao động và đổi mới. Xưa mà vẫn còn đó, đang phát triển hôm nay và luôn mới mẻ với các thế hệ tiếp nối. ở đóvẫn ấp ủ, tỏa sáng những giá trị truyền thống của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm mà Văn Miếu - Quốc Tử giám là điểm hội tụ,để hôm nay Hà Nội cùng cả nước thật sự tự hào và nguyện gìn giữ phát huy.
HNM