Bảo đảm cân đối cung - cầu!
Tài chính - Ngày đăng : 06:39, 21/12/2015
Động thái này được đánh giá là bước đi tiếp tục khẳng định chủ trương chống đô la hóa thị trường; từ đó giảm sức ép lên tỷ giá USD/VND. Động thái này cũng đồng nghĩa với việc NHNN duy trì biên độ tỷ giá và trần tỷ giá trên thị trường, dự báo chí ít đến hết năm 2015 như cam kết.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, có một vấn đề cần lưu ý, dù không cho phép cá nhân mua bán USD, nhưng thực tế vẫn đang tồn tại một thị trường tự do. Trong khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại - được coi là thị trường chính - ở mức kịch trần, giá mua vào - bán ra chênh lệch gần như không đáng kể, thì ở thị trường tự do, tỷ giá đã vượt trần. Đến thời điểm nào đó, chênh lệch tỷ giá quá lớn có thể dẫn đến tình trạng ngừng giao dịch, mà nếu không có sự can thiệp kịp thời, để "đóng băng" quá lâu, thị trường có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.
Một lý do nữa phải lưu ý khi giữ tỷ giá là việc bán ngoại tệ dự trữ, nếu không tính toán, cũng có thể dẫn đến rủi ro nhất định, nhất là khi dự trữ ngoại tệ không dư dả. Tóm lại, theo các chuyên gia kinh tế, vận hành theo thị trường, tỷ giá không bị kiểm soát; đồng đô la Mỹ được thả nổi theo sự lên xuống của thị trường.
Còn việc tỷ giá được kiểm soát với mức trần, có thể khiến thị trường không được vận hành một cách bình thường. Khi có sự cố, dễ xảy ra bất ổn nếu các biện pháp kiểm soát không được tính toán. Nói cách khác, giữ trần tỷ giá trong bao lâu để bảo đảm ổn định nền kinh tế; điều chỉnh lúc nào thì kịp thời để tránh việc thị trường đóng băng, gây ra xáo trộn, bất ổn khác, là những vấn đề phải kiểm soát để cân đối cung - cầu.