Những bức ảnh ngoạn mục của đường sắt Trung Quốc
Du lịch - Ngày đăng : 14:18, 11/12/2015
Cầu sông Long Giang, Liễu Châu, Quảng Tây - "Cầu Long Giang được xây dựng bằng thép chắc chắn, càng làm tôn lên vẻ đẹp của sông Long Giang. Tại đây, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những địa hình đá vôi. Để chụp bức hình này, tôi đã phải trèo lên ngọn đồi gần đó" - Wang chia sẻ.
Núi Aer, khu tự trị Nội Mông - Tháng Bảy, ngọn núi Aer thuộc Nội Mông phủ một màu vàng rực rỡ của hoa cải canola. Tôi dạy từ 4h sáng trong khi khung cảnh vẫn còn phủ kín trong màn sương. May mắn là đoàn tàu đi khá chậm và tôi có nhiều thời gian để chọn được góc chụp tốt nhất.
Đường sắt Jitong, Nội Mông: Các đầu máy xe lửa hơi nước đã không còn được sử dụng ở Trung Quốc kể từ những năm 1970. Ngày nay, một chuyến tàu đặc biệt sẽ hoạt động trong mùa lễ hội đầu máy Jitong và thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.
Lễ hội đầu máy hơi nước – Đây là đầu máy hơi nước thuộc sở hữu của công ty đường sắt Jitong. Công ty này đã mua hơn 120 đầu máy hơi nước từ khắp các vùng của Trung Quốc để sử dụng cho việc chuyên chở hàng hóa. Điều này đã khiến Jitong trở thành một trong những công ty đường sắt cuối cùng trên thế giới sở hữu loại đầu máy này.
Cầu Tuowengai, Nam Tân Cương – Thông thường khi muốn ngắm giải ngân hà, nên chọn những ngày không có trăng tại những địa điểm ít ánh đèn. Tôi đã kiểm tra lịch âm và quyết định chọn 5h sáng ngày 10/12 là thời điểm tốt nhất.
Núi Thiên Sơn, Nam Tân Cương – Wang ghi lại hình ảnh một phần ngọn núi Thiên Sơn nằm ở phía Nam Tân Cương. Vẻ đẹp của hệ thống đường sắt nằm ở những dạng địa hình khác nhau, bao gồm sa mạc, ốc đảo, thung lũng và núi tuyết.
Bát Đạt Lĩnh, Vạn Lý Trường Thành, Bắc Kinh – Ga xe lửa Qinglongqiao được xây dựng vào năm 1908. Nơi này gợi lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tôi lớn lên gần một khu vực có đường sắt chạy qua, và những tấm hình đầu tiên của tôi cũng được chụp tại đó.
Công viên địa chất Đan Hà, xa mạc Gobi, Nam Tân Cương - Khi đoàn tàu này đi qua xa mạc Gobi, khung cảnh sẽ trở nên khá nhàm chán. Nhưng địa hình tại Danxia đã làm sống lại khao khát tìm kiếm cái đẹp trong tôi. Những ngọn núi trùng điệp phủ màu đỏ, vàng, xám và trắng.
Đường sắt cao tốc Đại Khánh – Hắc Long Giang là một trong những nơi lạnh nhất của Trung Quốc. Khi tôi chụp tấm hình này, nhiệt độ đã là -42.5 độ C. Tuy nhiên, chỉ riêng việc được nhìn thấy tàu cao tốc CRH38B chạy dọc theo đường ray cũng đã khiến tôi có thêm động lực để tiếp tục thực hiện công việc của mình.
Mỏ khoáng sản Jalanur, Manzhouli, Nội Mông – Tôi bắt đầu tìm hiểu và chụp ảnh đầu máy hơi nước từ năm 2006. Đây là những đầu máy hơi nước CQJC của những năm 1960s, được sử dụng tại một mỏ khoáng sản. Bức ảnh được chụp vào tháng 1/2009. Ngày nay, những đầu máy hơi nước này đã ngừng hoạt động nhưng khu mỏ vẫn còn lưu trữ hơn 30 đầu máy tương tự.
Cầu Ren Zi - Tuyến đường sắt Côn Minh – Hà Khẩu được người Pháp xây dựng trong giai đoạn 1904-1910. Đây là tuyến đường sắt đường sắt duy nhất có quy mô nhỏ hẹp ở Trung Quốc. Cây cầu này đã có tuổi đời hơn 100 năm và là một biểu tượng của ngành đường sắt. Những người thợ xây dựng đã phải treo mình bằng những sợi dây từ đỉnh núi để có thể hoàn thiện công trình.
Nancha, Rặng núi Khingan nhỏ - Trong kỳ nghỉ vào tháng 10/2010, tôi cùng một người bạn đã lên chuyến tàu dài 5 tiếng đi từ Cáp Nhĩ Tân đến Nancha – một thành phố nhỏ gần những khu rừng ở rặng núi Khigan nhỏ. Những chuyến tàu trước và sau kỳ nghỉ lễ thường rất đông đúc và chúng tôi phải đứng suốt cả chặng đường.
Núi Khingan – Đây là một trong những ngọn núi lạnh nhất ở Trung Quốc. Tuyết ngập chân và việc đi bộ rất khó khăn. Trong quá trình chụp ảnh, cả người tôi đã bị tê cóng. Tuy nhiên, khung cảnh thực sự rất đẹp với những cánh rừng phủ tuyết trắng xóa. Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc đoàn tàu K1301 chạy qua khung cảnh hùng vĩ ấy.
Núi Trường Bạch, hồ Tùng Hoa – Đường sắt Hunbai dài 217km ngang qua đồi núi, sông hồ ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, trong đó có núi Trường Bạch và hồ Tùng Hoa. Đi hết những đường hầm xuyên núi đến một cây cầu bắc ngang sông, khung cảnh sẽ trở nên vô cùng sống động. Trong hình là đoàn tàu K7398 chở hành khách từ Baihe đến Thẩm Dương – thủ phủ của Liêu Ninh.
Đường sắt phía Tây Hải Nam - Tuyến đướng sắt nối liền Đảo Hải Nam với lục địa được xây dựng vào năm 2004. Hiện nay, tuyến đường sắt này chạy từ Sanya – một thành phố ở phía Đông Nam Trung Quốc với các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Thời tiết rất xấu khi tôi tới Sanya và các chuyến tàu đều bị hoãn gần 12 tiếng.