Báo tin thực phẩm bẩn, được thưởng đến 50 triệu đồng
Đời sống - Ngày đăng : 14:35, 09/12/2015
Ông Dũng cho biết thêm: “Tùy mức độ vi phạm của thông tin báo về, trên cơ sở đánh giá của các thành viên trong đoàn thanh tra, sẽ xác định mức thưởng nóng cho người báo tin thực phẩm bẩn.
Đặc biệt, nếu thông tin ban đầu đơn giản nhưng thanh tra phát hiện đó là vụ việc nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, mức thưởng cũng lớn hơn mức tin tức ban đầu”.
* Nhiều người dân ngại bị rầy rà và sợ ảnh hưởng, liệu việc thưởng nóng có huy động được thông tin về thực phẩm bẩn?
- Chúng tôi có một số cam kết về bảo mật thông tin với người cung cấp thông tin, trường hợp họ sẵn sàng công khai chúng tôi mới giới thiệu điển hình đó đến đông đảo người dân. Còn nếu không muốn công khai, chúng tôi sẽ giữ bí mật theo yêu cầu.
Chẳng hạn, trường hợp ông Nguyễn Quyền Anh (Hoài Đức, Hà Nội) và gia đình sẵn sàng cung cấp thông tin về chuyện heo sắp xuất chuồng được “vỗ” bằng chất tạo nạc. Do đó, ngoài phần thưởng đã trao, chúng tôi cũng sẽ còn có thêm thư khen và bằng khen của bộ trưởng cho ông Quyền Anh. Đây là một điển hình và nếu không có tai mắt của người dân, thanh tra không thể làm gì được.
* Sau khi công bố đường dây nóng (08042526/0917808113) và địa chỉ email (thongtinvipham@mard.gov.vn), Bộ NN&PTNT có nhận được nhiều tin báo hay không?
- Người dân đã báo đến rất nhiều thông tin, có vụ việc họ phát hiện có heo chết không được đem đi tiêu hủy như quy định mà đem xả thịt bán, có người báo tình trạng chăn nuôi gây ô nhiễm khu dân cư nhưng chính quyền không xử lý dù đã được báo nhiều lần...
Đặc biệt, cơ quan thanh tra ngành nông nghiệp ở phía Nam vừa phát hiện một thùng salbutamol nguyên chất, còn nguyên tem mác cũng từ tin báo của người dân.
* Liệu các cơ quan chức năng có chặn được chất cấm trong chăn nuôi?
- Tôi từng nói rằng việc truy bắt chất cấm hiện nay giống như cảnh “thả gà ra đuổi”. Một bên cho nhập nhưng không quản lý được, một bên đi truy tìm nhưng vẫn chưa tìm được hết. Nếu người dân thấy thực phẩm bẩn, hãy báo lại cho chúng tôi. Đợt này Bộ NN&PTNT, Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ Công thương sẽ cùng vào cuộc rất quyết liệt.
Xử nặng hành vi mua bán, sử dụg chất tạo nạc Ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, cho rằng: “Đã là chất cấm tức là không thể kinh doanh và mức xử phạt phải tương ứng. Thế nhưng VN mới chỉ xử phạt hành chính vài triệu đến vài chục triệu đồng là không đủ sức răn đe”. Trong khi đó, ông Trần Văn Quang - chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai - khẳng định nếu còn giới hạn nồng độ chất tạo nạc trong thực phẩm, người ta vẫn có thể sử dụng. Theo ông Quang, việc cho phép nồng độ chất cấm dưới 2ppb trong nước tiểu heo và hàm lượng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi dưới 50ppb như quy định tại thông tư 57 sẽ là kẽ hở để nhiều người lợi dụng. T.MẠNH Phải giải quyết cái gốc, chứ không chạy theo đuôi Liên quan đến việc khuyến khích mọi người tố giác trại heo, doanh nghiệp sử dụng chất cấm, ông Nguyễn Kim Đoán - phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai - nhận định dễ xảy ra chuyện dòm ngó rồi anh này tố anh kia trong làm ăn. Theo ông Đoán, quan trọng nhất là biện pháp kiểm soát nhập khẩu chất cấm ra sao ở Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, đồng thời có chế tài bằng việc xử phạt, đóng cửa trang trại chăn nuôi, rút giấy phép doanh nghiệp có sử dụng, mua bán chất cấm để răn đe, vừa thay đổi nhận thức. H.MI |