Hồng Kông: Chỗ để chết giá 2,6 tỷ đồng

Chuyện đó đây - Ngày đăng : 11:02, 09/12/2015

(HNMO)- Mua một nơi yên nghỉ chỉ mấy chục cm2 có thể là quá khả năng với nhiều gia đình ở Hồng Kông, với giá giao động từ 73.000 đô la Hồng Kông (khoảng 215 triệu đồng) đến 890.000 đô la Hồng Kông (khoảng 2,6 tỷ đồng).


Đất cho cả người sống và người chết?

Sau khi mẹ của Chui Yuen-sing qua đời vào tháng tư vừa qua, bà được hỏa táng và tro của bà đưa vào lưu trữ như một nơi an nghỉ cuối cùng. Chui Yuen-sing đã phải chờ đợi suốt 18 tháng để giành được một "chuồng bồ câu" cho mẹ mình tại một khu tưởng niệm tập trung.

"Tôi định rải tro của mẹ trong một công viên công cộng", vị giảng viên đại học đã nghỉ hưu cho biết. "Nhưng nếu làm như vậy thì không đúng với phong tục, và tôi sẽ không cảm thấy bình an trong tâm can mình. Người Trung Quốc quan niệm người chết nên được chôn trong lòng đất để tìm sự bình yên", Chui Yuen-sing nói.

Chui Yuen-sing đã phải chờ đợi suốt 18 tháng để giành được một "chuồng bồ câu" cho mẹ mình tại một khu tưởng niệm tập trung.


Sự lựa chọn của Chui đang đào xới lên cuộc tranh cãi vốn đã có từ lâu ở Hồng Kông về vấn đề đất cho cả người sống và người chết trong thành phố chật hẹp này. Đất đai hạn chế để xây dựng và bất động sản tăng giá chóng mặt đã tạo nên sự xung đột với truyền thống "sống vì mồ mả" tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên.

Xã hội già hóa của Hồng Kông đã khiến cho vấn đề thêm tồi tệ. Số lượng người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng từ 15% dân số năm 2014 lên tới gần 25% vào năm 2024. Số lượng người chết mỗi năm tăng từ 42.700 năm 2010 lên 50.300 vào cuối thập kỷ này, theo dự báo của chính quyền.

Nơi yên nghỉ giá bạc tỷ

Trong những năm 1960, chính quyền Hồng Kông, lúc đó là thuộc địa của Anh, đã bắt đầu khuyến khích hỏa táng để giảm bớt sự căng thẳng khi dân số phát triển nhanh. Cho đến nay, tỷ lệ hỏa táng đã tăng lên khoảng 90%. Và để lưu trữ tro, chính quyền đã xây dựng các khu tập trung quy mô lớn được gọi là columbaria, ở đó có hàng chục ngàn hốc để đặt bình đựng di cốt, cũng như lò đốt tiền giấy và các dịch vụ khác. Nhưng ngày cả việc cung cấp dịch vụ này cũng đã không bắt kịp với nhu cầu.

"Chắc chắn không đủ", Lam Wai-lung, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tang lễ cho biết. "Cần nỗ lực để khuyến khích các hội đồng địa phương xây dựng nhiều khu nghĩa trang hơn nữa", ông nói.

Tuy nhiên, khi chính quyền triển khai các dự án thường lại bị cư dân sở tại phản đối. Một phần vì các nghĩa trang thu hút đông người dân hàng ngày đến quét dọn, lễ bái, gây ùn tắc giao thông và phần khác là tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi từ việc đốt hương, hoá mã theo phong tục.

Nhưng mua một nơi yên nghỉ chỉ mấy chục cm2 của tư nhân có thể là quá đắt đối với nhiều gia đình, với giá giao động từ 73.000 đô la Hồng Kông (khoảng 215 triệu đồng) đến 890.000 đô la Hồng Kông (khoảng 2,6 tỷ đồng).

Hiện nay, để có một nơi yên nghỉ ở các nghĩa trang của chính quyền thì các gia đình phải xếp hàng với một danh sách chờ lên đến 6 năm. Vì vậy nhiều người phải tìm đến các nhà cung cấp tư nhân. Hiện ở Hông Kông có tới hơn 120 khu an táng tư nhân được coi là bất hợp pháp.

Nhưng mua một nơi yên nghỉ chỉ mấy chục cm2 của tư nhân có thể là quá đắt đối với nhiều gia đình, với giá giao động từ 73.000 đô la Hồng Kông (khoảng 215 triệu đồng) đến 890.000 đô la Hồng Kông (khoảng 2,6 tỷ đồng).

Từ năm 2007, chính quyền cũng đã thúc đẩy chôn cất "xanh" bằng cách rải tro trên biển, hàng chục khu vườn tưởng nhớ cũng đã được xây dựng. Nhưng cách thức này lại mâu thuẫn với truyền thống Trung Quốc cho rằng việc chôn hài cốt ở một nơi tốt lành, ví như trên một sườn núi hoặc gần biển, là rất quan trọng đối với vận mệnh của một gia đình.

Các giải pháp sáng tạo

Chính quyền Hồng Kông đang rất nỗ lực để thay đổi thái độ của người dân thông qua các video tuyên truyền và hội thảo tại các tổ hưu. Thậm chí họ còn thiết lập một trang web tưởng niệm điện tử, nơi gia đình có thể gửi hình ảnh và video của người quá cố cũng như sử dụng dịch vụ cúng lễ điện tử. Tuy nhiên, cách thức này dường như chưa thu hút được người dân, có số đăng ký trong 10 năm qua mới đạt 3.553 người.

Ba năm trước, Công ty dịch vụ tang lễ Sage bắt đầu cung cấp một dịch vụ thông qua phòng thí nghiệm của Hàn Quốc sử dụng nhiệt độ siêu cao để đưa tro vào "đài tưởng niệm" bằng đá quý .

"Đầu tiên, mọi người nói tôi bị điên", Betsy Ma, Giám đốc bán hàng của Sage, người đã đưa tro của cha làm thành đá quý là đôi bông tai và vòng cổ mà cô đang đeo, cho biết.

Công ty dịch vụ tang lễ Sage bắt đầu cung cấp một dịch vụ thông qua phòng thí nghiệm của Hàn Quốc sử dụng nhiệt độ siêu cao để đưa tro vào "đài tưởng niệm" bằng đá quý .

Nhiều người Trung Quốc tin rằng mang đồ trang sức hoặc lưu trữ hài cốt trong nhà sẽ chỉ đem đến những điều rủi ro, kéo gọi tà ma về nhà. Tuy nhiên, Betsy Ma cho biết trong năm qua này dịch vụ này đã trở nên phổ biến hơn.

Một quan chức Hồng Kông cho biết, người dân ở đây đang phải đối mặt với một "sự thiếu hụt" của hốc chứa bình cốt trong vòng ba năm tới vì sự chậm trễ của các dự án và kế hoạch của chính quyền trong việc điều tiết các nghĩa trang tư nhân.

Các luật mới, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào năm tới, nhằm quản lý tốt hơn các nhà khai thác dịch vụ mai táng tư nhân. 

Truyền thống Trung Quốc cho rằng việc chôn hài cốt ở một nơi tốt lành, ví như trên một sườn núi hoặc gần biển, là rất quan trọng đối với vận mệnh của một gia đình.


"Sắp tới sẽ có một thế hệ mới các nghĩa trang cao cấp", Francis Neoton Cheung, một nhà thiết kế đô thị và là Chủ tịch của một công ty chuyên đầu tư vào các dự án "chuồng bồ câu" cho người chết, nói.

Một công ty mà ông đã làm việc cũng đang đề xuất chuyển đổi một kho ở bờ sông rộng 15 ha thành một khu nghĩa trang "chuồng bồ câu" hiện đại. Dự án dự kiến đầu tư khoảng 260 triệu USD với 82.000 hốc quản lý bằng thẻ thông minh, màn hình video hiển thị hình ảnh và công nghệ cao để giảm ô nhiễm do đốt nhang và vàng mã. Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa được triển khai do người dân địa phương phản đối. Và đây cũng chính là những bế tắc khiến cho những người sống ở Hồng Kông thì trăn trở mà những người chết dường như thật khó khăn để có một "chốn dung thân".

Tuấn Kiệt