Hội nhập quốc tế: Con đường của phát triển

Kinh tế - Ngày đăng : 06:52, 03/11/2015

(HNM) - Cho dù có yêu thích hay phản đối thì cũng phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của mạng xã hội Facebook là một sáng kiến kỳ diệu bởi đã tạo nên một sự liên hệ, gắn kết khổng lồ, không giới hạn giữa các cá thể từ khắp nơi trên thế giới. Hoàn toàn chính xác khi gọi đây là một sản phẩm công nghệ nhưng

hội nghị mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ XXI lần thứ 12.



Trên thực tế, hợp tác giữa các quốc gia đã diễn ra từ lâu. Nhưng sự phát triển của kinh tế thị trường, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của mối quan hệ con người đã khiến quá trình này ngày càng trở nên chặt chẽ và sâu sắc để từ đó định hình một khái niệm hiện đã trở nên phổ biến là hội nhập quốc tế. Nói một cách khác, hội nhập là một cấp độ cao hơn của hợp tác quốc tế khi các quốc gia nhận thấy rằng việc tăng cường gắn kết dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, quyền lực và tuân thủ các luật chơi chung trong từng khuôn khổ sẽ tập trung được sức mạnh của từng cá thể và tận dụng được nguồn lực tổng hợp cho sự phát triển của các thành viên.

Trong bối cảnh hội nhập là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định việc "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện" là một định hướng chiến lược và bắt buộc nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để cụ thể hóa và đẩy nhanh quá trình được xem là mục tiêu trọng tâm của công cuộc phát triển đất nước, Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế đã được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 10-4-2013. Đây là một cam kết chính trị, một chương trình hành động để chúng ta tìm kiếm những cơ hội cũng như nhận diện tác động của hội nhập và từ đó xây dựng chính sách và các biện pháp phù hợp cho hành trình tất yếu này.

Hòa chung nhịp đập đó, Hà Nội trên cương vị là Thủ đô của cả nước cũng đã có những chính sách cụ thể không chỉ để bắt kịp mà còn đi đầu trong cuộc vận động tổng lực của đất nước. Khi mối quan hệ chính trị tốt đẹp, gần gũi được xem là cơ sở vững chắc cho những hợp tác tiếp theo, Hà Nội đã chủ động thiết lập, mở rộng sự gắn kết với gần 100 thủ đô, thành phố lớn khắp thế giới. Mục tiêu hội nhập chính trị cũng được thể hiện rõ ràng trong việc thành phố chủ động đóng góp, tích cực tham gia vào các thể chế, diễn đàn đa phương như Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN, Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước Á - Âu, Hiệp hội Thị trưởng các thành phố nói tiếng Pháp… hay đăng cai và hỗ trợ tổ chức thành công những sự kiện quốc tế lớn như SEA Games, Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị Mạng lưới các thành phố lớn Châu Á thế kỷ XXI (ANMC21), Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-132)… Những nỗ lực này đã giúp xây dựng hình ảnh một Hà Nội, một Việt Nam ổn định, an toàn, hòa nhập vào đời sống quốc tế và khẳng định đường lối đối ngoại Việt Nam là thành viên tích cực của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Nhờ đó, cho dù an ninh toàn cầu và khu vực diễn biến phức tạp, đặc biệt là những căng thẳng liên quan đến tình hình Biển Đông, Hà Nội vẫn duy trì được trật tự xã hội, bảo đảm cho hoạt động của tất cả các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức quốc tế trên địa bàn. Điều này có ý nghĩa lớn khi Đảng và Nhà nước đã xác định rằng hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các yếu tố thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Một trong những lợi thế lớn nhất của hội nhập là thúc đẩy các hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại, đầu tư. Thế giới ngày nay đã cho thấy rằng, không phải vấn đề ý thức hệ mà những lợi ích kinh tế mới đóng vai trò quyết định trong các mối quan hệ hợp tác. Đứng thứ ba về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một trong những thành phố dẫn đầu về thu hút vốn ODA, kinh tế Hà Nội luôn giữ mức tăng gấp khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Cùng với đó, người dân Thủ đô đang được thụ hưởng những thành quả của quá trình hội nhập và phát triển khi thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 69 triệu đồng/người, gấp 3,1 lần so với năm 2007 (22,4 triệu đồng/người). Quan trọng hơn, việc tiếp cận với nguồn tài chính, tri thức, công nghệ… dồi dào trong thời đại của toàn cầu hóa và khu vực hóa đã hỗ trợ Hà Nội trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát huy nội lực để hội nhập bền vững.

Khái niệm này được đưa ra khi hội nhập quốc tế được chứng minh không phải chỉ là một viên kẹo ngọt. Thực tế là, việc áp dụng những quy định chung cho những quốc gia có trình độ phát triển, quy mô kinh tế khác nhau sẽ dẫn tới việc sự tiếp nhận và ứng phó không giống nhau. Vì vậy, nếu như sự liên kết đang tạo ra thị trường rộng lớn cho trao đổi hàng hóa thì cũng mang đến sự cạnh tranh gay gắt cho các doanh nghiệp bản địa. Cũng như thế, mối giao lưu chính trị gần gũi, sự mở cửa về văn hóa làm gia tăng sự hiểu biết và lợi ích đan xen thì đồng thời tạo ra nguy cơ về an ninh hay xói mòn những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Giống như bất kỳ một cá thể nào khác, Hà Nội cũng đứng trước những khó khăn này. Thế nên, khai thác hiệu quả những lợi thế và hạn chế bất lợi từ hội nhập đòi hỏi nhiều nỗ lực và ứng xử linh hoạt. Nhất là khi cánh cửa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng ASEAN, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương khác đã mở ra, đánh dấu một giai đoạn hội nhập mới sâu sắc hơn của đất nước.

Vân Khanh