Toàn cảnh cao tốc hiện đại nhất Việt Nam

Giao thông - Ngày đăng : 17:14, 19/10/2015

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài hơn 105 km với mặt đường được trải lớp tạo nhám dày 5 cm cho phép chạy tối đa 120 km/h. Gần khu dân cư có hệ thống tường cách âm giảm.

Ngày 26/9/2015, sau khi thông xe thêm 52,5 km (Km 21+500 - Km74+00) từ nút giao QL 39 (Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đến nút giao QL10 (thuộc xã Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng), cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B) đã đưa được 75 km đường vào khai thác.

Trong ảnh là điểm đầu của cao tốc tại địa phận Hà Nội, nơi giao cắt với đường vành đai 3 (đường dẫn lên cầu Thanh Trì) và quốc lộ 5 tạo thành một vòm cầu khổng lồ hình móng ngựa.

Ðiểm đầu cách mố bắc cầu Thanh Trì hơn 1 km, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Cao tốc có 6 km chạy qua Hà Nội, 26 km qua Hưng Yên, 40 km qua Hải Dương và 33 km qua Hải Phòng.

Ðây là cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự án được khởi công từ tháng 5/2008, dự kiến hoàn thành và thông xe toàn tuyến vào ngày 6/12/2015. Tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).

Hiện, đường đã thông từ nút giao QL 39 (Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đến gần điểm cuối của cao tốc. Sau khi hoàn thành hơn 20 km đầu tuyến và 10 km cuối tuyến, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông giữa Hà Nội và Hải Phòng từ 2,5 giờ xuống còn xấp xỉ 1,5 giờ.

Ngày 1/10, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí với mức thấp nhất 110.000 đồng/lượt, cao nhất 600.000 đồng/lượt tùy loại xe. Trong ảnh là trạm thu phí quốc lộ 39.

Cao tốc mới có tổng chiều dài toàn tuyến 105,5 km, quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35 m. Ngoài ra còn có hơn 60 m đường gom hai bên, chủ yếu phục vụ làm đường dân sinh, lắp đặt hàng rào chống gia súc gia cầm đi vào. Dự kiến, cây xanh cũng được trồng dọc tuyến đường vào cuối năm 2015.

Tại các nút giao lớn sẽ có thêm 1-2 làn đường nhập làn cho các phương tiện.

Số điện thoại đường dây nóng đặt dọc hành lang cao tốc phục vụ những trường hợp cấp cứu khẩn cấp hoặc các sự cố nghiêm trọng khác.

Một số trạm dừng nghỉ bắt đầu được xây dựng phục vụ nhu cầu tiếp nhiên liệu, ăn uống, vệ sinh...

Trên quãng đường hơn 100 km này có 54 cầu lớn, nhỏ, 108 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông lớn.

Trong đó có nhiều cầu lớn như cầu Thanh An, Lạch Tray, Thái Bình... Trong ảnh là cầu Thanh An bê tông cốt thép dài 1,2 km, rộng 33 mét được đánh giá đẹp nhất toàn tuyến. Cầu bắc qua sông Văn Úc, nối liền hai huyện An Lão (Hải Phòng) và Thanh Hà (Hải Dương).

Trên quãng đường hơn 100 km này có 54 cầu lớn, nhỏ, 108 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông lớn.

Trong đó có nhiều cầu lớn như cầu Thanh An, Lạch Tray, Thái Bình... Trong ảnh là cầu Thanh An bê tông cốt thép dài 1,2 km, rộng 33 mét được đánh giá đẹp nhất toàn tuyến. Cầu bắc qua sông Văn Úc, nối liền hai huyện An Lão (Hải Phòng) và Thanh Hà (Hải Dương).

Cầu Thái Bình có hệ thống cách âm độc đáo được lắp đặt tại các tuyến cao tốc hiện đại trên thế giới. Đây là tường cách âm lần đầu được sử dụng tại Việt Nam. Những tấm cách âm đặt dọc hai bên cầu sẽ hút toàn bộ tiếng ồn của các phương tiện để tránh làm phiền khu dân cư sinh sống ngay cạnh đường cao tốc.

Vẻ đẹp của cao tốc tại nút giao quốc lộ 10 - nút giao lớn và quan trọng nhất toàn tuyến.

Trạm thu phí cuối tuyến có 18 làn đường (trạm thu phí chính) ở phía trước cầu Lạch Tray và cách điểm cuối gần đập Đình Vũ khoảng 10 km. Các phương tiện có thể chuyển hướng đi từ đây (đường Phạm Văn Đồng) tới Đồ Sơn chỉ trong khoảng 10 km với 20 phút chạy xe.

Trạm thu phí này có cả làn thu tự động lẫn nhân viên trực tiếp phát thẻ thu tiền. VIDIFI cho hay, doanh nghiệp này đang áp dụng mức phí tiêu chuẩn 1.500 đồng/km.

Bản đồ toàn tuyến cao tốc. Hơn 20km còn lại (đoạn đứt quãng) dự kiến hoàn thành tháng 12/2015.

Theo Anh Tuấn - Mạnh Thắng/Zing