Chi 490 triệu USD, NASA tiếp tục "nhờ" Nga đưa người lên trạm ISS
Công nghệ - Ngày đăng : 00:12, 07/08/2015
Kể từ tháng 7/2012, Mỹ đã chấm dứt các chương trình phát triển tàu vũ trụ của riêng mình. |
Cũng trong tài liệu gửi đi, ông Bolden giục các thành viên quốc hội không nên giảm thêm chi phí của chương trình Đội bay thương mại (Commercial Crew) trong năm tài khoá 2016 bởi lẽ điều này sẽ là “thảm hoạ”. “Những yêu cầu cắt giảm trong năm tài khoá 2016 đối với chương trình Commercial Crew được đề xuất trong Hạ viện và Thượng viện sẽ dẫn tới việc NASA không đủ khả năng chi đúng với các mốc kế hoạch của chương trình Năng lực vận chuyển đội bay thương mại (CCtCAp - Commercial Crew Transportation Capability) trong năm và cạn kiệt tài chính dành cho các đối tác hợp đồng ngay từ mùa xuân/hè. Nếu điều này xảy ra, các hợp đồng CCtCap đã chốt từ trước có thể sẽ phải đàm phán lại - điều đồng nghĩa với việc trì hoãn lộ trình và tiêu tốn thêm chi phí” - ông Bolden viết.
Tuy đắt đỏ, việc đưa các nhà nghiên cứu lên trạm không gian ISS là cần thiết để tiến hành các nghiên cứu khoa học. |
Thực tế, các hợp đồng CCtCap đã được NASA kí với những công tư tư nhân như Boeing hay SpaceX nhằm phát triển phương tiện cho phép đưa phi hành gia của họ lên trạm ISS. Đây là động thái nhằm giúp NASA tránh khỏi việc lệ thuộc vào tàu Soyuz của Nga kể từ 2017. Trong bối cảnh tài chính là rào cản duy nhất như đề cập tới ở trên, ông Bolden cũng nhấn mạnh “những giải pháp an toàn, tin cậy và tiết kiệm đang được phát triển ngay trong nước sẽ cho phép các phi hành gia tiến hành việc nghiên cứu trên trạm vũ trụ quốc tế, mở ra cơ hội công việc mới đồng thời đảm bảo vị trí dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực du hành không gian của thế kỉ này”.
|