VN-Index xuống sát mốc 620 điểm
Tài chính - Ngày đăng : 12:38, 31/07/2015
Tại đợt khớp lệnh đầu tiên ở sàn TP HCM, lực mua của nhà đầu tư khá tốt giúp VN-Index tăng 1,74 điểm, tương ứng 0,28%, lên 628,31 điểm.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số chung lúc tăng lúc giảm nhưng đến cuối hết giờ giao dịch sáng tạm dừng ở mức 626,16 điểm, hạ 0,41 điểm (-0,07%); trong phiên có lúc VN-Index xuống mức thấp 624,86 điểm.
Lực cầu có phần lấn lướt cung với 104 mã đi lên, 82 mã đi xuống. Tuy nhiên chỉ số chung vẫn giảm bởi khá nhiều cổ phiếu lớn tăng giá. Chẳng hạn, VIC giảm 100 đồng/cổ phiếu, BVH và GAS cùng hạ 500 đồng/cổ phiếu…
(ảnh minh họa, nguồn: Internet) |
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vốn có mức vốn hóa lớn tăng-giảm đan xen: BID tăng 200 đồng/cổ phiếu, CTG cộng 100 đồng/cổ phiếu, EIB và STB cùng hạ 100 đồng/cổ phiếu, MBB và VCB giữ giá tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng khá yếu thế. Ngoài GAS đi xuống, PXI, PXL, PXS giảm 100-400 đồng/cổ phiếu, chỉ PVT tăng 100 đồng/cổ phiếu. Tại nhóm cổ phiếu chứng khoán, AGR giữ giá, BSI giảm 200 đồng/cổ phiếu, HCM tăng 200 đồng/cổ phiếu, SSI cộng 100 đồng/cổ phiếu.
Một số cổ phiếu đầu cơ tiếp tục được nhà đầu tư gom mạnh giúp các mã này tăng kịch trần như ASM, ATA, BT6, CDC, KSA
Toàn sàn có 64,566 triệu cổ phiếu và 1.182 tỷ đồng được chuyển nhượng. CII là mã có thanh khoản tốt nhất với 5,44 triệu cổ phiếu được sang tay; tiếp đến là FLC (3,22 triệu cổ phiếu), NT2 (2,59 triệu cổ phiếu), JVC (2,23 triệu cổ phiếu), PDR (2,16 triệu cổ phiếu)…
Theo nhóm nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội – SHS, VN-Index đang trong giai đoạn giao dịch điều chỉnh tích lũy tại vùng đỉnh do sự suy yếu của dòng vốn khối nội và lực mua suy giảm mạnh của khối ngoại tại nhóm các mã bluechips. Hiệu ứng từ Nghị định 60 và hiệp định TPP cũng dần suy giảm khiến thị trường thiếu động lực hỗ trợ. Theo đó, nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong tài khoản ở mức an toàn.
Trên sàn Hà Nội, giao dịch cũng ở mức thấp với 18,678 triệu cổ phiếu và 230,372 tỷ đồng được chuyển nhượng. Các chỉ số tăng-giảm trái chiều:
HNX-Index hạ 0,14 điểm, còn 85,67 điểm; HNX30-Index đạt 164,28 điểm, cộng 0,08 điểm; HNX30TRI-Index nhích 0,1 điểm, lên 191,88 điểm; LARGE-Index giảm 0,2 điểm, còn 125,53 điểm…
Sang phiên buổi chiều, thị trường diễn biến theo xu hướng xấu hơn khi mà lệnh bán được nhà đầu tư tung ra nhiều hơn khiến phần lớn cổ phiếu đi xuống. Trên bảng giao dịch điện tử, sắc đỏ chiếm ưu thế, khác hẳn với phiên sáng. Toàn thị trường có 120 mã giảm giá trong khi 94 mã lên giá. Tại nhóm VN30, số mã đi lên chỉ là 5, có tới 21 mã đi xuống. Đóng cửa phiên cuối tuần, VN-Index giảm 5,51 điểm, tương ứng 0,88%, xuống 621,06 điểm; VN30-Index còn 647,36 điểm sau khi hạ 4,34 đểm (-0,67%).
Thanh khoản của thị trường giảm nhẹ so với phiên trước, đạt 112 triệu cổ phiếu và trên 2.000 tỷ đồng.
Sàn Hà Nội cũng không khả dĩ hơn. Áp lực bán ra khiến hầu hết các chỉ số tại đây đi xuống: HNX-Index hạ 0,67 điểm, tương ứng 0,79%, còn 85,13 điểm; HNX30-Index về 162,63 điểm, hạ 1,57 điểm; HNX30TRI-Index giảm 1,83 điểm, xuống189,95 điểm…Giao dịch ở mức thấp với 35,50 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứnggần 450 tỷ đồng.