Thiếu cơ chế giải quyết linh hoạt các tranh chấp về tài sản chung
Chính trị - Ngày đăng : 05:37, 11/06/2015
Tại đoàn TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các đại biểu (ĐB) cho rằng, sửa đổi Bộ luật Dân sự là điều hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu về việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về tài sản chung, ĐB Nguyễn Sơn (Đoàn Hà Nội), Phó Chánh án TAND Tối cao, cho rằng, đang nảy sinh những vấn đề phức tạp vì ngay các quy định pháp luật cũng chưa thống nhất, thiếu linh hoạt. ĐB Nguyễn Sơn đưa ra trường hợp, với một người chiếm giữ nhà thờ họ, về nguyên tắc để xử lý, nếu muốn đòi lại thì tất cả thành viên của dòng họ phải ký giấy ủy quyền cho người đại diện nộp đơn lên tòa án. Nhưng dòng họ có nhiều người ở nước ngoài sẽ khó lấy đủ chữ ký. Do vậy, phải có cơ chế giải quyết nếu không tòa án rất khó phân xử, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan.
Với vấn đề dư luận đang quan tâm hiện nay là quyền chuyển đổi giới tính, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (Đoàn TP Hồ Chí Minh) nhận định, bộ luật có sự mâu thuẫn về nội dung. Điều trên thì viết cá nhân có quyền yêu cầu chuyển đổi giới tính; nhưng điều dưới lại ghi "Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính". Đại biểu Trần Xuân Vinh (Đoàn Quảng Nam), Nguyễn Xuân Thủy (Đoàn Phú Thọ) đề nghị công nhận việc chuyển đổi giới tính, bởi trong thực tế có người khi sinh ra đã không rõ giới tính.
Hôm nay, "tư lệnh" ngành nông nghiệp đăng đàn trả lời chất vấn (HNM) - Hôm nay (11-6), kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 4 bộ trưởng, chương trình được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi. Hà Phong |