Vĩnh biệt Ngọc Tân - ca sĩ của Hà thành
Văn hóa - Ngày đăng : 16:28, 06/09/2004
Trưa nay, lúc đang cùng bè bạn tụ tập trong quán bia hơi góc phố, thì chuông điện thoại của tôi đổ dài hối hả. Mở nghe là một giọng thảng thốt:
Tôi sững lặng trong một nỗi đau bất ngờ. Trưa nắng gắt bỗng như tối sầm lại. Một cơn giông đang từ xa chợt tới và… gió lạnh đến bất chợt.
Chẳng nhẽ nhanh đến vậy sao, người ca sĩ vẫn được gọi bằng cái tên rất trìu mến "Ca sĩ của Hà thành" đã ra đi thật rồi sao. Chẳng lẽ từ bây giờ sẽ chẳng thể nào còn được nhìn thấy khuôn mặt luôn sẵn sàng nhường nhịn của Ngọc Tân. Và chẳng lẽ sẽ chẳng bao giờ còn nghe được cái giọng tenor đặc biệt của anh, cái giọng hát khiến khối cô chết mê chết mệt.
Ít nhất trong cuộc đời làm báo của mình tôi cũng đã từng không dưới vài chục lần mời anh hát cho chương trình Hànộimới và các đơn vị khác làm. Bao giờ cũng vậy, anh nhận lời với chúng tôi mà không hề đòi hỏi một chút quyền lợi gì cho mình. "Được hát cho Hànộimới là vui lắm rồi", Tân vẫn thường nói thế.
Cuộc đời anh gian nan, trái tim anh trằn trọc, ngày lại ngày người ta thấy một Ngọc Tân cần mẫn đến lao lực với nghề hát. Sau những tháng năm dài vất vả, gian truân của quãng đời đầu, anh quay lại sân khấu và cất lên tiếng hát đầu tiên về cái phố nhỏ nơi mình đã sinh ra đầu đường Trần Hưng Đạo. Nhắc đến anh là nhắc đến các ca khúc Chiều trên bến Cảng, Khoảnh khắc, Nỗi nhớ mùa đông, Hà Nội và tôi, Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Hoa sữa, Hà Nội ngày trở về… Gần như cả cuộc đời anh chỉ dành để hát cho tình yêu Hà Nội, và cũng bởi thế, mỗi năm cứ dịp thu về thiếu tiếng hát Ngọc Tân, Hà Nội như thiếu đi một cái gì đó.
Hai năm gần đây, anh bán nhà Ngõ Yết Kiêu vào hẳn Sài gòn. Nghe nói về ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, và cũng nghe nói mắc bệnh hiểm nghèo nên gần như rất ít xuất hiện trên sân khấu. Thi thoảng gặp nhau qua điện thoại, nghe bạn bè Hà Nội trách, vẫn cái giọng hào hứng đó, Tân còn hứa chắc như đinh đóng cột rằng thu này sẽ lại ra Hà Nội, lại hát về Hà Nội và lại trở về hẳn Thủ đô để sống đến phút cuối cuộc đời mình. Album "Hà Nội - Ngày chia xa" của anh vừa mới ra mắt, một liveshow vào cuối năm đang được chuẩn bị vậy mà anh đã không kịp làm, đã trở về cõi vĩnh hằng bởi căn bệnh quái ác chính vào mùa thu, cái mùa đẹp nhất của Hà Thành.
11 giờ 30' ngày 6/9/2004, trái tim của ca sĩ Ngọc Tân đã ngừng đập tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Vào 20h tối nay, linh cữu của anh sẽ được mang về Hà Nội, nơi mà trái tim anh vẫn hằng hướng về.
Qua những dòng này, những bè bạn của anh khóc thương anh, khóc thương cho một giọng ca đã cống hiến trọn đời mình cho tình yêu Hà Nội.
Chẳng nhẽ nhanh đến vậy sao, người ca sĩ vẫn được gọi bằng cái tên rất trìu mến "Ca sĩ của Hà thành" đã ra đi thật rồi sao. Chẳng lẽ từ bây giờ sẽ chẳng thể nào còn được nhìn thấy khuôn mặt luôn sẵn sàng nhường nhịn của Ngọc Tân. Và chẳng lẽ sẽ chẳng bao giờ còn nghe được cái giọng tenor đặc biệt của anh, cái giọng hát khiến khối cô chết mê chết mệt.
Ít nhất trong cuộc đời làm báo của mình tôi cũng đã từng không dưới vài chục lần mời anh hát cho chương trình Hànộimới và các đơn vị khác làm. Bao giờ cũng vậy, anh nhận lời với chúng tôi mà không hề đòi hỏi một chút quyền lợi gì cho mình. "Được hát cho Hànộimới là vui lắm rồi", Tân vẫn thường nói thế.
Cuộc đời anh gian nan, trái tim anh trằn trọc, ngày lại ngày người ta thấy một Ngọc Tân cần mẫn đến lao lực với nghề hát. Sau những tháng năm dài vất vả, gian truân của quãng đời đầu, anh quay lại sân khấu và cất lên tiếng hát đầu tiên về cái phố nhỏ nơi mình đã sinh ra đầu đường Trần Hưng Đạo. Nhắc đến anh là nhắc đến các ca khúc Chiều trên bến Cảng, Khoảnh khắc, Nỗi nhớ mùa đông, Hà Nội và tôi, Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Hoa sữa, Hà Nội ngày trở về… Gần như cả cuộc đời anh chỉ dành để hát cho tình yêu Hà Nội, và cũng bởi thế, mỗi năm cứ dịp thu về thiếu tiếng hát Ngọc Tân, Hà Nội như thiếu đi một cái gì đó.
Hai năm gần đây, anh bán nhà Ngõ Yết Kiêu vào hẳn Sài gòn. Nghe nói về ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, và cũng nghe nói mắc bệnh hiểm nghèo nên gần như rất ít xuất hiện trên sân khấu. Thi thoảng gặp nhau qua điện thoại, nghe bạn bè Hà Nội trách, vẫn cái giọng hào hứng đó, Tân còn hứa chắc như đinh đóng cột rằng thu này sẽ lại ra Hà Nội, lại hát về Hà Nội và lại trở về hẳn Thủ đô để sống đến phút cuối cuộc đời mình. Album "Hà Nội - Ngày chia xa" của anh vừa mới ra mắt, một liveshow vào cuối năm đang được chuẩn bị vậy mà anh đã không kịp làm, đã trở về cõi vĩnh hằng bởi căn bệnh quái ác chính vào mùa thu, cái mùa đẹp nhất của Hà Thành.
11 giờ 30' ngày 6/9/2004, trái tim của ca sĩ Ngọc Tân đã ngừng đập tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Vào 20h tối nay, linh cữu của anh sẽ được mang về Hà Nội, nơi mà trái tim anh vẫn hằng hướng về.
Qua những dòng này, những bè bạn của anh khóc thương anh, khóc thương cho một giọng ca đã cống hiến trọn đời mình cho tình yêu Hà Nội.
Ca sĩ Ngọc Tân sinh năm 1948 tại Hà Nội, là con của một nữ quản ca trong nhà thờ. Anh từng là ''nhân viên'' của Đài tiếng nói Việt Nam nhưng thực sự trong suốt mười năm (1967 - 1978) Ngọc Tân chỉ được hát đồng ca, mặc quần vá, đi xe đạp, ăn ngủ luôn trong Đài để có điều kiện tập nhạc. Năm 1979, với 2 ca khúc Chiều trên bến cảng và Hành khúc ngày và đêm, Ngọc Tân giành giải thưởng quốc tế ca nhạc đặc biệt đầu tiên cho Việt Nam khi tham dự cuộc thi Con người và biển cả tại Cộng hoà Dân chủ Đức.
P.D