Lập trình di động - nghề được các nhà tuyển dụng săn đón

Xã hội - Ngày đăng : 14:20, 13/05/2015

Nhu cầu lớn song nguồn cung lại hạn chế, các doanh nghiệp Công nghệ thông tin hiện nay đều đang “khát” nhân lực chất lượng trong ngành Lập trình di động.


Nhu cầu tăng mạnh

Những năm trở lại đây, điện thoại thông minh (smartphone) trở nên thông dụng,quen thuộc với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Năm 2014, Việt Nam có khoảng 20% dân sốsử sụng smartphone. Ngoài những tính năng phổ biến, nhiều mẫu smartphone chẳng khác nào“máy tính di động” với đầy đủ công cụ như: duyệt web, email, các ứng dụng của bên thứ 3trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy…

Sự phát triển mạnh mẽ đó kéo theonhu cầu nhân sự trong lĩnh vực Lập trình di động (mobile programming) tăng nhanh. Theo Trung Tâm Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực TP.HCM: Trong 06 tháng đầu năm 2014, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chiếm trên 7% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu nhân lực Lập trình di động chiếm đến 15% tổng nhu cầu nhân lực CNTT, và có xu hướng tăng cao trong 06 tháng cuối năm 2014.Ông Trần Anh Tuấn, quyền giám đốc trung tâm này cho biết thêm: “Dự kiến mỗi năm, TPHCM cần khoảng 16000-20000 việc làm CNTT. Riêng ngành lập trình di động cần khoảng 2000-2500 chỗ. Toàn khu vực phía Nam cần hơn 10.000 chỗ”

Nguồn: Trung Tâm Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực TP.HCM


Tuy nhiên theo các chuyên gia, thị trường lao động đang thiếu hụt một số lượng lớn nhân sự về lĩnh vực này và còn tiếp diễn trong nhiều năm tới. Nguồn cung lại đang rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Tại TP.HCM hiện có khá nhiều trường đại học đào tạo nhân sự CNTT nhưng chỉ rất ít trường quan tâm đến đào tạo chuyên sâu về Lập trình di động.

Cơ hội trở thành lập trình viên

Thầy Lê Thanh Tùng – Phó Trưởng Khoa Khoa học & Công nghệ - Trường Đại học Hoa Sen nhận định: “Trong năm 2015, Lập trình di động sẽ không giảm sức nóng do nhu cầu sử dụng các ứng dụng trên smartphone tiếp tục tăng nhanh. Đây hứa hẹn là mảnh đất màu mỡ dành chongười trẻ yêu thích công nghệ, yêu thích sáng tạo và thử thách”.

Sinh viên khoa KH&CN – Đại học Hoa Sen


Theo lời khuyên của các chuyên gia/nhà tuyển dụng, để trở thành một lập trình di động thực thụ,yếu tố quan trọng đầu tiên là phải chọn đúng ngành, đúng trường. Các bạn trẻ nên tìm hiểu kỹ các thông tin sau:Trường có đào tạo chuyên sâu về lập trình di động (có thể tham khảo thông tin này trong chương trình đào tạo của các ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật phần mềm của các trường), môi trường học tập và cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng đầu ra, nhà trường cần có mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp thông qua các hình thức tham quan, thực tập, tuyển dụng.

Ngoài những kiến thức nền tảng về CNTT, sinh viên cần được trang bịkiến thức về các hệ điều hành IOS/Android/Windows phone, kỹ năng lập trình các ngôn ngữ Objective C/Java/C#, khả năng phát triển các ứng dụng dựa trên các cổng giao tiếp, thiết bị ngoại vi như sdcard, bluetooth, wifi, camera, gps, các engine phát triển game trên di động như Unity, Cocos2d, Unreal Engine,…

Bên cạnh đó, bạn Nguyễn Thành Trung - sinh viên năm 3, chủ nhiệm CLB Phát triển game trên mobile trường Đại học Hoa Sen chia sẻ kinh nghiệm: “Muốn học tốt Lập trình di động, bạn cần có khả năng tự học, tự khám phá, có môi trường tốt để rèn luyện và phát triển nghề nghiệp, tích cực tham gia các CLB học thuật trong trường nhằm trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng làm việc nhóm…”

Thầy Lê Thanh Tùng - Phó Trưởng Khoa Khoa học & Công nghệ - Trường Đại học Hoa Sen: “Hai chuyên ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật phần mềm tại khoa KH&CN, ĐH Hoa Sen đều có dạy chuyên sâu về Lập trình di động. Chúng tôi chú trọngđào tạo tiếng Anh bài bản cho sinh viên ở nhiều cấp độ để phát triển khả năng ngoại ngữ một cách vững chắc song song với các kiến thức về công nghệ. Bên cạnh đó, Khoa xây dựng sự gắn kết chặt chẽ với nhiều công ty, doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm, nâng cao tay nghề.Ngoài đợt thực tập tốt nghiệp năm thứ 4, ngay khi kết thúc năm 2, sinh viên sẽ thực tập nhận thức 2 tháng tại doanh nghiệp, đồng thời có thể tham quan thực tế vào bất kỳ thời gian nào trong suốt quá trình học. Đây là nỗ lực của Khoa KH&CN nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng”.

Nguyễn Sơn - Phạm Huệ