Dư âm quyến rũ

Văn hóa - Ngày đăng : 09:56, 02/09/2004

Những ngày văn hóa dân tộc Chăm tại Hà Nội (NNVHDTCTHN) ở TT Triển lãm VHNT Việt Nam (Vân Hồ) đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn đọng mãi trong lòng công chúng. Không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, người trong hay ngoài nước, tất cả đều có cảm nhận về nội dung, sự phong phú, độc đáo đầy quyến rũ…

Những ngày văn hóa dân tộc Chăm tại Hà Nội (NNVHDTCTHN) ở TT Triển lãm VHNT Việt Nam (Vân Hồ) đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn đọng mãi trong lòng công chúng. Không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, người trong hay ngoài nước, tất cả đều có cảm nhận về nội dung, sự phong phú, độc đáo đầy quyến rũ…

Ro Hi Mah, 20 tuổi, nghệ nhân thêu của Đoàn Nghệ thuật dân gian tỉnh An Giang

Đây là lần đầu tiên em đến Thủ đô, được đi thăm Lăng Bác. Thật vui, cái gì cũng mới lạ, hấp dẫn. Đường phố đông đúc, nhộn nhịp quá, lại nhiều xe buýt nữa, thật là thuận tiện. Về An Giang, em sẽcố gắng học hỏi thêm, nâng cao hiểu biết về đất nước, con người 54 dân tộc anh em. Em rất muốn có những lần ra Hà Nội nữa, không chỉ biểu diễn mà còn để tham quan di tích thắng cảnh, thưởng thức các món ăn, đặc biệt là được khám phá cuộc sống của người dân Hà Nội nổi tiếng là thanh lịch, hào hoa.

Ở Vân Hồ, em rất mừng vì được gặp những người Chăm đến từ nhiều địa phương, rảnh rỗi lại sang giao lưu.

Trần Thanh Hoa, cựu sinh viên chuyên ngành Văn hóa, khoa Lịch sử ĐH Khoa học xãhội vàNhân văn Hà Nội

Không có vé mời, nhưng đọc báo, em đến đây để xem các nghệ sĩ, diễn viên Chăm biểu diễn. Em cũng muốn cho đứa em học lớp 4 đi cùng để nó có cảm nhận về dân tộc Chăm ở nước ta là như thế nào, bởi chúng ngay từ nhỏ, có dịp tiếp xúc trực tiếp với con người, vật dụng, hình ảnh trong triển lãm “Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Chăm” thì rất tốt.

Ở Hà Nội, nếu không bận, em chắc chắn đến với những chương trình văn hóa nghệ thuật như thế này. Đây thực ra cũng là “nghề” em học ở trường. Là người miền Bắc,những nét văn hóa độc đáo của người miền Trung và miền Nam em thấy rất lạ và thú vị, bổ ích cho nghề. Em thấy quá nhiều điều chưa biết về dân tộc Chăm ở ta mà mình cần phải khám phá. Những hoạt động như NNVHDTCTHN nên được tổ chức thường xuyên và quy mô hơn nữa để nó không chỉ giúp ích cho bọn em mà cả những người chỉ đến để tham quan, đơn thuần là thưởng thức văn hóa.

Anh Na Teak Keun (người Hàn Quốc), 38 tuổi, nhân viên Công ty Xây dựng và khai thác đá In Sum

Đến Hà Nội gần 2 năm, làm việc ở một công ty chuyên xây dựng và khai thác đá. Tôi rất thích chương trìnhNNVHDTCTHN cũng như các chương trình văn hóa nghệ thuật trước đây về Khơme Nam Bộ, Tây Nguyên… Có thể nói rằng, cứ có hoạt động văn hóa nghệ thuật nào được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam tôi đều đến tham quan và thưởng thức. Bảo vệ, công an ở đây quen mặt, nhìn thấy tôi là ưu tiên cho vào, không cần vé.

Về nội dung thì thật tuyệt vời, rất hay, nhiều nét văn hóa độc đáo mà ở đất nước tôi không có. Các nghệ sĩ, diễn viên người rất đẹp, cống hiến hết khả năng của mình để tôi cũng như công chúng Thủ đô có thể thưởng thức no nê “bữa tiệc” văn hóa Chăm.

Nghệ sĩ Nại Thành Huấn, diễn viên Đoàn nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận (cùng vợ Nguyễn Thị Kim Phượng và con gái Nại Thị Hải Dương)

Lâu rồi chưa có dịp ra Hà Nội, tôi rất vui vì được cùng đoàn nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận biểu diễn cho công chúng Thủ đô thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, được hòa mình vào một không khí ấm cúng của ngày hội, được giao lưu với người dân Hà Nội và nhất là có dịp vào Lăng viếng Bác.

Đảng và Nhà nước quan tâm đến người Chăm, đến văn hóa Chăm thì tôi thấy rất mừng. Lần này, tôi tìm hiểu, học hỏi thêm về người Chăm ở các địa phương khác. Còn đối với đồng bào Chăm ở quê nhà, nói chung họ sẽ rất vui khi thấy mặt con cháu lên truyền hình, lên báo thường ngày. Trong đoàn còn có cả vợ và con tôi. Cháu mới 3 tuổi, có lẽ là diễn viên nhỏ tuổi nhất.

Ông Mai Long, cán bộ hưu trí, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Chương trình rất công phu,hoành tráng, nói lên được sự phong phú và đặc sắc của văn hóa dân tộc Chăm. Công chúng thủ đô từng được nghe nóivà đọc báo về người Chăm, văn hóa Chăm. Nhưng đây là lần đầu tiên văn hóa Chăm được giới thiệu tập trung, nổi bật giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chương trình giúp công chúng thủ đô có những hiểu biết thêm về văn hóa Chăm và yêu mến nền văn hóa đó, thấy được sự đóng góp của văn hóa Chăm vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, văn hóa Chăm là văn hóa dân gian nên khi đã phải sân khấu hóa là một điều bất đắc dĩ. Vì ngoài biểu diễn, văn hóadân giancòn cần tới không gian, môi trường nuôi dưỡng văn hóa. Những lầntổ chức sau, mong rằngcác nhà tổ chức sẽ chú ý nhiều hơn đến điều này, giúp cho công chúng thủ đô được thưởng thức các tiết mục văn hóanghệthuật đúng như trong đời sống hiện thực.

HNM

ANHTHU