Hà Nội: Liên tục hậu kiểm để nâng cao chất lượng chuẩn nông thôn mới

Kinh tế - Ngày đăng : 17:54, 31/03/2015

(HNMO)-

Bộ mặt nông thôn đang thay đổi nhanh chóng


Cụ thể, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp. Toàn TP đã thực hiện dồn điền đổi thửa được trên 75.000 ha, đạt trên 99% kế hoạch. TP cũng đã có 121/140 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống nông dân được cải thiện và từng bước nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2014 đạt 28,6 triệu đồng/ người, tăng 14,6 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm tích cực từ 11,25% năm 2011 xuống còn 2,89% cuối năm 2014...

TP phấn đấu đến năm 2015 có mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp từ 1,5-2%/năm trở lên; giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt 233 triệu đồng/ha; có thêm 55 xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập khu vực nông thôn đạt 30 triệu đồng/người/năm...

"Nông thôn mới được công nhận có giá trị trong 5 năm và không phải công nhận xong là dừng xem xét. Thực tế trong các xã đạt chuẩn, còn một số tiêu chí chưa đạt hẳn, nên cần tiếp tục đầu tư, vận động để đạt được tất cả các chỉ tiêu. Sẽ liên tục hậu kiểm để thúc đẩy các xã huyện tiếp tục đầu tư, nếu không làm được sẽ cắt danh hiệu" - ông Tâm khẳng định.

Cũng tại cuộc giao ban, đại diện 3 huyện Đan Phượng, Đông Anh và Phúc Thọ đã thông tin về những cách làm mới, sáng tạo cùng thành quả đạt được trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện dồn điển đổi thửa, khâu được coi là then chốt trong xây dựng nông thôn mới không gây ra tình trạng khiếu kiện ở địa phương.

"Thứ nhất, trước khi thực hiện dồn điền đổi thửa, cần tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu biết vai trò, ý nghĩa, mục đích của việc làm này. Tiếp đó là phải công khai dân chủ trong tất cả các khâu. Ngoài ra, phải để chính trong dân chọn những người có uy tín trong cộng đồng vào ban chia đổi ruộng. Nhờ làm được như vậy, tại Phúc Thọ có rất ít khiếu kiện. Người dân đều hồ hởi phấn khởi sản xuất trên những thửa ruộng được dồn đổi" - ông Đạt nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận buổi giao ban, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh thêm một ý nghĩa lớn mà phong trào xây dựng nông thôn mới đã mang lại là tình làng nghĩa xóm, không khí dân chủ, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên được tăng cường. Bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ được nâng lên... Đó là những nền tảng quan trọng trong xây dựng nông thôn mới trong năm tiếp theo. 

Bên cạnh đó, ông Phong cũng đưa ra một số khó khăn trong xây dựng nông thôn mới hiện nay như nguồn lực tài chính hạn chế, DN đầu tư vào nông nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng còn thấp; việc hình thành vùng sản xuất tập trung, phát triển nông nghiệp theo định hướng chất lượng cao, nông nghiệp sinh thái còn thiếu mô hình; chuyển dịch cơ cấu ở một số vùng còn chậm, chưa thích nghi với kinh tế thị trường...

Ngân Hạ