Phát hiện xương hàm hóa thạch 2,8 triệu năm

Công nghệ - Ngày đăng : 14:42, 05/03/2015

(HNMO) - Một mẩu hóa thạch xương hàm được khai quật tại Ethiopiam, Châu Phi có niên đại 2,8 triệu năm cho thấy lịch sử loài người có từ rất lâu.


Mảnh xương hàm này được tìm thấy tại khu vực Ledi-Geraru ở bang Afar, Ethiopia, Châu Phi.

Mảnh xương hàm hóa thạch 2,8 triệu năm được tìm thấy.


Tiến sĩ Brian Villmoare, từ Đại học Nevada, Las Vegas cho biết: “Ba triệu năm trước đây loài người tương đối giống loài khỉ, họ sống trên cây, đi bằng 2 chân và không sử dụng công cụ. Sau 2 triệu năm, loài người đã có bộ não lớn hơn, biết cách sử dụng các công cụ đá và ăn thịt” .

Ông Villmoare còn cho rằng mảnh hóa thạch này có thể là tổ tiên của hai dòng tách biệt cách đây 2,3 triệu năm, một dòng ở Ethiopiam và còn lại ở Tanzania.

Tiến sĩ William Kimbel, người cũng đã tham gia vào nghiên cứu này cho biết: "Đây là trường hợp tuyệt vời về giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài người”.

Tiến sĩ Simon Underdown, nhà nhân chủng học tại Đại học Oxford Brookes, cho rằng phát hiện mảnh xương hàm hóa thạch này có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ nguồn gốc của loài người.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, việc phát hiện ra xương hàm hóa thạch này cho thấy biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân của việc loài người chuyển từ sống trên cây xuống mặt đất và sử dụng công cụ đá.

Để thích nghi với khí hậu con người phải học cách tiếp xúc trên mặt đất. Từ đó não bộ phát triển hơn và xương hàm nhỏ hơn.

Nguyễn Oanh