Tổ quốc nhìn từ nơi đầu sóng
Giới trẻ - Ngày đăng : 06:20, 03/02/2015
Tặng quà cán bộ, chiến sĩ đảo Tốc Tan A. |
Trên tầng 2 là phòng khách và hội trường, tầng 1 là các phòng tập đa năng, có máy đạp xe tại chỗ, phòng tập thể hình, phòng đánh bóng bàn, phòng đọc, hội trường sức chứa hơn 50 chỗ có dàn âm ly phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của cán bộ, chiến sĩ. Tấm biển gắn trước Nhà văn hóa mang tên đơn vị tài trợ TP Hà Nội đã cho thấy sự quan tâm, tình cảm của hơn 7 triệu nhân dân Thủ đô tới Trường Sa đến nhường nào. Anh em chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để không phụ lòng tin yêu của nhân dân Thủ đô Hà Nội".
Đoàn công tác thăm đảo Tốc Tan A. |
Trung sĩ Đỗ Khắc Hưng, Khẩu đội trưởng đảo Tốc Tan A (quê Ngọc Mỹ - Quốc Oai - Hà Nội) khi ra đảo đã xác định rõ cho mình lý tưởng và ý chí phấn đấu. Biết tin có đoàn nhà báo tới, anh ngóng đợi từ nhiều ngày nay, mong gặp được đồng hương để biết thêm tin tức của Thủ đô Hà Nội. Trung sĩ Đỗ Khắc Hưng tâm sự: "Tổ quốc đang cần nhiều thanh niên trẻ nên em phải ra biển lớn mong muốn được cống hiến, đóng góp phần nhỏ bé của mình cho Trường Sa thân yêu, gìn giữ bình yên cho vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc". Binh nhất Lý Bảo Chung, 20 tuổi (quê Tam An - Lý Thành - Đồng Nai) cho biết: "Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân Thủ đô Hà Nội, Tốc Tan B hôm nay đã đổi thay rất nhiều. Cán bộ, chiến sĩ nơi đây luôn nhận được sự quan tâm của cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Em rất vui khi Nhà văn hóa đa năng được đưa vào sử dụng. Công trình này thực sự có ý nghĩa, ngoài giờ huấn luyện bọn em chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe”.
Điểm A đảo Tốc Tan. |
Những đảo nổi như Phan Vinh, Trường Sa Đông đều khiến chúng tôi cảm động, khâm phục khi chứng kiến sự hy sinh, nỗ lực vượt lên muôn vàn khó khăn giữa trùng khơi mênh mông của cán bộ, chiến sĩ. Nơi đây hôm nay không chỉ có những cây phong ba, bàng vuông, cây ta, cây nhàu và những luống rau xanh đã hình thành tạo cho các đảo nổi một sức sống mới, sức sống trường tồn. Cho dù điều kiện khó khăn hơn đảo nổi nhưng cán bộ, chiến sĩ nơi các đảo chìm trong đó có Tốc Tan, cũng bố trí quanh "lâu đài" của mình những hộp rau xanh để không những tạo màu xanh cho đảo mà còn có nguồn rau xanh bảo đảm phục vụ tại chỗ. Bên cạnh đó, đến nay, gia cầm nơi đảo chìm Tốc Tan không chỉ có gà mà vịt cũng đã thích nghi và sống được ở vùng nước biển Trường Sa.
Trường Sa hôm nay đã trở nên gần gụi với đất liền. Không chỉ ở Tốc Tan, trên các đảo khác cũng đã có thêm nhiều công trình mới. Tại đảo Núi Le đã hoàn thành công trình nhà 3 tầng có hội trường lớn, phòng khách, phòng tập thể thao. Tại đảo Phan Vinh đã có chùa do Công ty Xuân Trường công đức xây dựng khang trang trên khuôn viên gần cột mốc của đảo. Sau khi khánh thành tháng 11-2014, sư thầy Thích Tâm Tánh (chùa Ninh Phong - thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa) và sư thầy Thích Nhuận Huyền (chùa Viên Ngộ - xã Ninh An - Khánh Hòa) về trụ trì.
"Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả", triệu triệu người dân Việt Nam đang hướng về Trường Sa - vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mong các cán bộ, chiến sĩ, người dân sinh sống trên quần đảo luôn vững vàng nơi đầu sóng.